5 phương pháp điều trị táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà

2021-09-13 01:24:00 | Super Admin
5 phương pháp điều trị táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà
Mục lục

    Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi là bệnh thường gặp. Trẻ dưới 1 tuổi thường xuất hiện táo bón khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Biểu hiện thường thấy của bệnh này trẻ sẽ không đi vệ sinh nhiều ngày, khó chịu, chướng bụng, đầy hơi…  Táo bón lâu dài có thể dẫn đến có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…Trong bài viết này, Bỉm mỏng cho bé Smee xin chia sẻ kiến thức về bệnh và phòng bệnh táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi. Bài viết hy vọng hữu ích cho ba mẹ.

    Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi là gì?

    Táo bón khiến bé đi đại tiện rất khó khăn

    Táo bón khiến bé đi đại tiện rất khó khăn

    Táo bón là thuật ngữ để chỉ về một triệu chứng khó tiêu thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu bé khỏe mạnh, bé sẽ đi ngoài rất dễ dàng. Tuy nhiên, khi mắc táo bón, các bé sẽ đi đại tiện khó khăn, phân quá ít, phân rắn và rất khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần bé đi đại tiện quá lâu.

    Thông thường, đối với trẻ dưới 1 tuổi, bé sẽ đi đại tiện 2-3 lần một ngày. Tuy nhiên, nếu bé chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo và khối lượng bình thường thì các chuyên gia cho rằng đây không phải là trường hợp táo bón.

    Với trẻ dưới 1 tuổi, đa phần các bé bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm, với các triệu chứng điển hình nhất là phân cứng, khô, phân nhỏ, số lần đi vệ sinh giảm, khó ra phân, bé nhăn mặt, rên rỉ, thậm chí là khóc khi đi vệ sinh. Nếu bé mắc táo bón mãn tính, không thể loại trừ các nguy cơ biến chứng như bị sa trực tràng, kẹt phân, bị các vết thương, đau ở vùng da ở xung quanh hậu môn.

    Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi

    Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi.

    - Không đủ lượng nước và chất xơ

    Bé uống ít nước lọc và ăn ít rau, hoa quả là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều bé bị táo bón ngay từ khi chưa tròn 1 tuổi.

    - Bé ít vận động:

    Có nhiều bé ít được mẹ hỗ trợ vận động nên nhu động ruột lâu ngày bị “ì” sẽ dẫn đến táo bón.

    - Bé phải sử dụng các loại thuốc:

     Nếu bé đang phải sử dụng các loại thuốc ho, hạ sốt hay điều trị tiêu chảy… thì sẽ gặp phải tác dụng phụ là làm phân trở nên khô rắn, gây táo bón.

    - Bé gặp các bệnh khác:

    Trong trường hợp bé mắc phải các căn bệnh liên quan đến đại trực tràng hay hệ thần kinh, suy dinh dưỡng hoặc bé bị thiếu máu…, trương lực ruột sẽ bị giảm đi và làm cho bé bị táo bón.

    5 giải pháp chăm sóc và điều trị trẻ bị táo bón tại nhà

    Mẹ hãy nỗ lực giúp bé điều trị táo bón tại nhà nhé!

    Mẹ hãy nỗ lực giúp bé điều trị táo bón tại nhà nhé!

    Cho trẻ uống nhiều nước

    Việc cho bé uống đủ nước sẽ giúp làm cho mềm phân và dễ đi qua hơn. Với trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé uống 600 ml nước/ngày (bao gồm cả sữa, nước, nước trái cây…).

    Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể cho bé uống các loại nước ép hoa quả, đặc biệt là các loại quả như táo, lê, mận, có chứa thành phần sorbitol, chất này hoạt động như một thuốc nhuận tràng.

    Bổ sung cho bé đa dạng các loại thực phẩm giàu chất xơ

    Ở lứa tuổi này, bé yêu của mẹ đã bắt đầu ăn các thức ăn dặm rồi. Bởi vậy, mẹ hãy kết hợp nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày của bé. Ngoài việc xay nhuyễn rau củ, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại hoa quả theo mùa vào các bữa phụ, giảm lượng tinh bột trong chế độ ăn của bé.

    Xoa bụng cho bé mỗi ngày

    Việc xoa bụng bụng cho bé hàng ngày sẽ kích thích nhu động ruột của bé. Nhờ vậy, ruột già sẽ đào thải phân dễ dàng hơn. Đầu tiên, mẹ hãy xoa 2 bàn tay của mình vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần mẹ hãy xoa bụng cho bé trong vòng 10 - 15 phút nhé!

    Sử dụng dinh dưỡng công thức phù hợp

    Nếu bé đang sử dụng các sản phẩm sữa công thức, mẹ hãy chọn loại dễ tiêu hóa với công thức không chứa dầu cọ và đạm whey thủy phân. Ngoài ra, mẹ hãy tuân thủ cách pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ

    Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy giúp bé tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, dần dần tập ngồi bô và tập trung khi đi đại tiện.

    Với những gợi ý trong bài viết này, Bỉm mỏng cho bé Smee hy vọng đã giúp mẹ biết cách hỗ trợ điều trị cho trẻ bị táo bón ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài quá lâu, hơn 2 tuần, hoặc bé xuất hiện các triệu chứng như sụt cân, sốt, chướng bụng, bỏ bú, không ăn, có máu khi đi ngoài…, Smee khuyên mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

     

    Bài viết liên quan

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là hiện tượng vùng da bị sưng đỏ kèm theo triệu chứng ngứa, khó chịu. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng viêm da cơ địa làm trẻ khó chịu, quấy khóc. Ba mẹ cần nắm...

    Bí quyết ngăn ngừa bệnh ho cho bé lúc giao mùa

    Bí quyết ngăn ngừa bệnh ho cho bé lúc giao mùa

    Thời điểm giao mùa, đặc biệt là lúc xuân chuyển sang hè là lúc thời tiết và độ ẩm thay đổi đột ngột, rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp như ho, cảm cúm... Các dạng ho thường gặp có thể là ho khan...

    Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 1 tuổi: Chớ coi thường!

    Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 1 tuổi: Chớ coi thường!

    Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, khắc phục ra sao và làm thế nào để phòng tránh? Bỉm mềm mỏng cho bé Smee sẽ giúp mẹ giải đáp các câu hỏi này trong bài viết dưới đây!