7 quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống

2021-08-05 08:00:00 | Super Admin
7 quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống
Mục lục

    Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp được lưu truyền từ xa xưa. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp ăn dặm. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình tại Việt Nam vẫn lựa chọn ăn dặm truyền thống cho con. Dưới đây là 7 quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống. Smee hy vọng ba mẹ có thêm kiến thức về ăn dặm cho bé một cách khoa học sau khi đọc bài viết này. 

    Ăn dặm kiểu truyền thống là gì mẹ đã biết chưa?

    Ăn dặm kiểu truyền thống được nhiều mẹ bỉm lựa chọn

    Ăn dặm kiểu truyền thống được nhiều mẹ bỉm lựa chọn

    6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé ăn dặm. Có rất nhiều phương pháp ăn dặm, nhưng ăn dặm kiểu truyền thống vẫn là “chân ái” của nhiều mẹ bỉm.

    Ăn dặm kiểu truyền thống được hiểu là phương pháp bao gồm việc xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung với đồ ăn chính. Ban đầu là bột, sau đó có thể dùng cách nấu cháo truyền thống để cho bé ăn dặm. Khi bé đã làm quen rồi sẽ chuyển dần sang dạng thức ăn đặc hơn.

    Ưu điểm của phương pháp này chính là giúp trẻ có thể chuyển dễ dàng từ sữa mẹ sang ăn dặm thức ăn lỏng và sau đó là thức ăn đặc hơn. Khi đồ ăn được xay nhuyễn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động dễ dàng và trơn tru hơn.

    Với sự trợ giúp của cha mẹ, ăn dặm kiểu truyền thống sẽ giúp bé có cơ hội ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng. Do đó, trẻ ăn dặm truyền thống thường ít bị nhẹ cân hơn so với các phương pháp ăn dặm khác.

    7 quan niệm sai lầm về ăn dặm kiểu truyền thống mẹ cần bỏ ngay

    Nhiều mẹ mắc sai lầm khi cho con ăn dặm

    Nhiều mẹ mắc sai lầm khi cho con ăn dặm

    Mặc dù là phương pháp phổ biến nhưng có rất nhiều mẹ bỉm sữa vẫn chưa thực sự hiểu về ăn dặm kiểu truyền thống, từ đó dẫn tới 7 sai lầm tai hại sau:

    1. Cho bé ăn dặm quá sớm

    Vì quá nôn nóng muốn con tăng cân nên nhiều mẹ cho con ăn dặm kiểu truyền thống khi chưa đủ 6 tháng tuổi. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi thời điểm này hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé còn non yếu, chưa đủ để dung nạp nguồn thức ăn mới mẻ. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con sau này. Do đó, thời điểm tốt nhất để bé có thể ăn dặm vẫn nên là 6 tháng tuổi các mẹ nhé.

    Xem thêm: Trẻ mấy tháng thì được ăn dặm?

    1. Cho bé uống nước cam quá đặc

    Nước cam chứa nhiều vitamin C mặc dù rất tốt cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ cho bé uống nước cam quá đặc sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Mặt khác, cũng gây ảnh hưởng tới men răng của bé khi mới bắt đầu hình thành.

    Do đó, để bé có thể hấp thụ đầy đủ các loại vitamin trong nước cam mẹ hãy pha loãng với nước lọc nhé.

    1. Không cho bé ăn các loại dầu ăn

    Lo sợ dầu ăn gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của bé nên nhiều mẹ bỉm loại bỏ dầu ăn khỏi thực đơn ăn dặm của con. Điều này là sai lầm bởi dầu ăn chứa nhiều nhóm axit béo đóng vai trò dẫn và hòa tan vitamin, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu vitamin trong cơ thể trẻ. Do đó, nếu mẹ không cho bé ăn dầu ăn sẽ khiến khả năng hấp thu vitamin giảm, có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin D khiến bé còi xương, chậm lớn.

    Mẹ có thể cho bé ăn các loại dầu thực vật như: dầu oliu, dầu dừa, dầu gấc… sẽ rất tốt.

    1. Đồ ăn của bé quá mặn

    Cho bé ăn quá mặn có thể ảnh hưởng đến thận của bé

    Cho bé ăn quá mặn có thể ảnh hưởng đến thận của bé

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nhiều muối, vì ở độ tuổi này thận của bé chưa phát triển đủ để tiêu hóa lượng muối quá lớn. Do đó, khi bé ăn dặm kiểu truyền thống, mỗi ngày mẹ chỉ nêm tối đa 1gram muối mà thôi.

    1. Cho bé ăn nhiều chất đạm

    Khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống nhiều mẹ quan niệm rằng cho con ăn càng nhiều chất đạm càng tốt. Thực tế chất đạm có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, nhưng nếu mẹ cho bé dung nạp quá nhiều chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí khiến bé sợ ăn, lười ăn.

    Vì thế, một chế độ ăn cân bằng với các nhóm dưỡng chất hợp lý bao gồm: nhóm đạm, tinh bột, rau xanh sẽ giúp bé phát triển tối ưu.

    Xem thêm: Những thực phẩm ăn dặm cần tránh cho trẻ dưới 1 tuổi

    1. Hâm đi hâm lại nồi cháo ăn dặm

    Khi ăn dặm kiểu truyền thống, mỗi bữa bé thường ăn một lượng nhỏ cháo, vì vậy nhiều mẹ tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách nấu sẵn một nồi cháo to với đầy đủ rau củ, thịt, cá rồi cho bé ăn dần. Đây là quan niệm sai lầm rất tai hại, việc hâm đi hâm lại nồi cháo không những khiến món cháo mất ngon mà các chất và vitamin trong cháo cũng bị mất đi đáng kể.

    Do đó, thay vì nấu sẵn một nồi cháo thập cẩm, Smee khuyên mẹ chỉ nên nấu cháo trắng không, chia thành nhiều bữa. Khi nào bé ăn mẹ hãy cho rau củ, thịt, cá vào để đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm. Chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ, khiến trẻ “háu” ăn hơn đó.

    1. Không kiên trì với một phương pháp ăn dặm cụ thể

    Mặc dù đang cho bé ăn dặm kiểu truyền thống, nhưng khi tìm hiểu thông tin về các phương pháp ăn dặm khác lại khiến mẹ lung lay và ngay lập tức thay đổi.

    Việc không kiên trì với một phương pháp ăn dặm cụ thể, không tìm hiểu kỹ thể trạng và tình trạng của con có thể khiến mẹ “nếm trái đắng” khi cố tình thay đổi phương pháp. Hậu quả là khiến bé không hứng thú với ăn dặm, lười ăn, rối loạn tiêu hóa…

    Xem thêm: 4 nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé

    Hy vọng 7 quan niệm sai lầm mà Smee đề cập ở trên sẽ là bài học giúp mẹ nhận ra sai lầm của mình và kịp thời sửa đổi khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống để mỗi bữa ăn luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười của bé.

    Bài viết liên quan

    Những thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn

    Những thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn

    Đối với trẻ dưới 1 tuổi, lựa chọn chế độ dinh dưõng phù hợp là điều bố mẹ cần quan tâm để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Nên cho bé ăn gì, tránh những loại thực phẩm nào là đi...

    Trẻ mấy tháng thì được ăn dặm?

    Trẻ mấy tháng thì được ăn dặm?

    Thời điểm nào nên cho bé ăn dặm là mối quan tâm của không ít cha mẹ. Đặc biệt, với các phụ huynh lần đầu làm mẹ thì việc ăn dặm cho bé không dễ dàng chút nào. Những thông tin bổ ích về chủ đề ăn dặm c...

    4 nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé khoa học

    4 nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé khoa học

    Nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc khoa học khi xây dựng thực đơn cho bé. Smee đã tổng hợp 4 nguyên tắc quan trọng dưới...