Bé sơ sinh ngủ nhiều liệu có đáng lo?

2021-05-28 08:00:00 | Super Admin
Bé sơ sinh ngủ nhiều liệu có đáng lo?
Mục lục

    Không ít cha mẹ tỏ ra rất lo lắng khi thấy em bé sơ sinh của mình ngủ nhiều. Bé sơ sinh ngủ như thế nào là đủ? Trẻ ngủ nhiều có ảnh hưởng gì không? Khi nào thì phải đưa bé tới thăm khám bác sĩ? Tất tần tật những nội dung này sẽ được Smee chia sẻ với cha mẹ trong bài viết dưới đây!

    Trẻ sơ sinh thông thường cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

    Trẻ sơ sinh cần được ngủ từ 14 đến 17 giờ mỗi ngày

    Trẻ sơ sinh cần được ngủ từ 14 đến 17 giờ mỗi ngày

    Tại Hoa Kỳ, tổ chức National Sleep Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy sự hiểu biết của con người về giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ cho rằng, trẻ sơ sinh cần được ngủ từ 14 đến 17 giờ mỗi ngày. Tất nhiên, không phải 100% trẻ sơ sinh đều như vậy, ở mỗi đứa trẻ lại có những khoảng thời gian khác nhau. Có trẻ chỉ có thể ngủ 11 đến 12 giờ một ngày nhưng cũng lại có những bé phải ngủ lên tới 19 giờ mỗi ngày.

    Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài trong khoảng 30-45 phút cho tới những giấc dài khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ. Những tuần đầu sau khi sinh, do chưa quen với môi trường bên ngoài, bé sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn. Khi lớn dần lên, bé sẽ quen dần với nhịp sinh hoạt ngày đêm và lịch ngủ của bé sẽ dần được hình thành. Thông thường, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ chưa có được một lịch ngủ đều đặn và thường sẽ không thức được lâu hơn 3 giờ mỗi lần. Những khi bị ốm hoặc gặp những gián đoạn trong thói quen sinh hoạt thường lệ, trẻ sẽ có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn so với thông thường.

    Trong những tháng đầu đời, bé chỉ ăn và ngủ là chủ yếu. Trong lúc ngủ, não sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, giúp bé phát triển chiều cao tối ưu. Với những bé ngủ đủ giấc, não bộ sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn. Hệ thần kinh trung ương của con cũng sẽ đảm bảo khi bé được ngủ đủ.

    Khi nào bé sơ sinh ngủ nhiều? Có cần đánh thức bé dậy ăn?

    Không phải tất cả các trường hợp bé sơ sinh ngủ nhiều cũng đều có lợi

    Không phải tất cả các trường hợp bé sơ sinh ngủ nhiều cũng đều có lợi

    Nếu thi thoảng cha mẹ thấy bé ngủ nhiều hơn bình thường nhưng không thấy có những triệu chứng nào khác thường thì cũng không nên lo ngại quá. Các chuyên gia đã chỉ ra một số lý do phổ biến mà một em bé bình thường, khỏe mạnh nhưng có thể ngủ nhiều hơn thông thường như bé đang trải qua một mốc tăng trưởng hoặc phát triển nhảy vọt, cũng có thể bé bị ốm nhẹ, cảm lạnh, bé vừa mới tiêm chủng, hoặc trước đó bé ngủ không đủ giấc…

    Mặc dù ngủ nhiều sẽ tốt cho sự phát triển của con nhưng không phải tất cả các trường hợp bé sơ sinh ngủ nhiều cũng đều có lợi. Những bé ngủ li bì, liên tục mà không dậy đòi bú có thể là bé gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Có một số em bé ngủ quá nhiều do bé bị vàng da hoặc ăn không đủ no. Vàng da sinh lý thì có thể tự hết và không đáng lo nhưng vàng da sinh lý thì cha mẹ cần phải quan tâm. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác về bệnh lý có thể khiến bé ngủ quá nhiều. Tình trạng rối loạn nhịp thở và nhịp tim có thể gây ra những ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Cũng có nhiều trường hợp bé ngủ quá nhiều do bị viêm màng não. Bởi vậy, nếu trẻ bị lờ đờ, khó chịu, quấy khóc, gặp khó khăn khi bú… thì phải đến gặp bác sĩ ngay.

    Những trẻ sơ sinh ngủ nhiều, bú ít hoặc bỏ bú lâu ngày do bệnh lý kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Trong trường hợp bạn thấy con mình ngủ quá nhiều, hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi và đảm bảo giấc ngủ cho con, ghi lại nhật ký ngủ của con, cho con bú ngay khi có dấu hiệu đói. Đặc biệt, nếu bé gặp các tình trạng thở rất to, lỗ mũi phồng lên khi thở, thở khò khè hổn hền, vùng da ở quanh xương sườn của con lõm xuống khi thở…, Smee khuyên cha mẹ cần đưa con ngay đến bệnh viện nhé!

    Có cần đánh thức để bé dậy ăn hay không?

    Có cần đánh thức để bé dậy ăn hay không?

    Có cần đánh thức để bé dậy ăn hay không là thắc mắc của không ít ông bố bà mẹ. Theo các chuyên gia, nếu trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi thì không nên để nhịn lâu hơn 4 – 5 tiếng mà không ăn. Để đánh thức bé dậy ăn, cha mẹ hãy dùng tay vuốt ve má bé. Nếu bé vẫn chưa dậy, hãy thử nhẹ nhàng lắc nhẹ ngón chân con rồi vuốt nhẹ dưới bàn chân của con.

    Để bé phát triển khỏe mạnh, Smee lưu ý cha mẹ hãy nhớ theo dõi và chăm lo cho giấc ngủ của con mỗi ngày nhé!

     

    Bài viết liên quan

    Giải mã giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

    Giải mã giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

    Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có vai trò vô cùng quan trọng không kém gì chế độ dinh dưỡng. Khi bé ngủ đủ giấc, bé sẽ nhanh lớn hơn, sức đề kháng tốt hơn và không quấy khóc cha mẹ. Bé sơ sinh dành phần lớn t...

    Trẻ ngủ độc lập nhờ phương pháp tự ngủ 5S

    Trẻ ngủ độc lập nhờ phương pháp tự ngủ 5S

    Bé hoàn toàn có thể đi ngủ một cách tự lập mà không cần ba mẹ can thiệp. Với phương pháp tự ngủ 5S, mẹ dễ dàng luyện tập thói quen giúp bé ngủ đúng giờ và không quấy khóc. Đây là một trong những phươn...

    Giúp bé sơ sinh ngủ ngon, đủ giấc để phát triển toàn diện

    Giúp bé sơ sinh ngủ ngon, đủ giấc để phát triển toàn diện

    Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé cả về thể chất và tinh thần. Bởi vậy, bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng đặc biệt quan tâm đ...