Những mũi vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

2021-07-01 00:00:00 | Jamina
Những mũi vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi
Mục lục

    Trong y học, vắc xin ra đời được xem như chế phẩm vượt bậc giúp con người phòng chống bệnh tật xung quanh. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng vô cùng thấp rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc thiết lập cho bé một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học thì tiêm vắc xin rất quan trọng để giúp cho bé có cơ thể khỏe mạnh.

    Vậy khi tiêm vắc xin cho trẻ có lợi ích gì? Trẻ trên 12 tháng tuổi cần tiêm chủng những vắc xin nào là tốt nhất? Hãy cùng Smee chia sẻ cho mẹ những mũi vắc xin cần thiết cho bé trên 12 tháng tuổi nhé!

    Lợi ích khi tiêm vắc xin đầy đủ 

    Vắc xin là gì?

    Vắc xin có thành phần chủ yếu là các kháng nguyên đã được làm yếu. Các bệnh khác nhau sẽ có kháng nguyên tương ứng khác nhau, cơ thể sẽ tự nhận diện các kháng nguyên mới. Từ đó, thông qua hệ thống miễn dịch để tạo kháng thể bảo vệ cho cơ thể phòng bệnh.

    Lợi ích tiêm chủng đầy đủ

    • Tiêm chủng đầy đủ giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả, tạo hệ thống miễn dịch bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hay gặp phải như thủy đậu, viêm gan A, thương hàn, viêm não Nhật Bản…
    • Giảm rủi ro từ biến chứng, di chứng của bệnh tật.
    • Tiêm vắc xin đầy đủ là điều kiện để đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện. Khi các bé không bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, không bị bệnh làm ảnh hưởng đến thể chất thì trí não và cơ thể mới hoàn toàn được phát triển tốt nhất.

    Những mũi vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

    Với trẻ trên 12 tháng tuổi các mẹ cần để ý lịch tiêm chủng như sau:

    • Vắc xin Viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 mũi. Mỗi mũi cách nhau 1- 2 tuần.
    • Vắc xin ngừa thủy đậu mũi đầu tiên.
    • Vắc xin Sởi, quai bị, Rubella mũi đầu tiên.
    • Vắc xin ngừa viêm gan A: Tiêm 2 mũi. Mỗi mũi cách nhau 6 tháng.
    • Vaccin phòng ngừa bạch cầu, viêm gan B, uốn ván, viêm họng, bại liệt, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae hoặc vaccin 6 trong 1 mũi thứ 4. Vaccin này cần được hoàn thành cho trẻ khi trước 2 tuổi.

    vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

    Sau khi tiêm chủng mũi đầu, bắt buộc cha mẹ phải theo dõi lịch tiêm chủng để tiêm nhắc lại cho con đúng thời điểm tùy từng chủng bệnh. Như vậy, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được bảo vệ bền vững nhất.

    Tác dụng phụ thường gặp sau tiêm chủng

    Sau khi tiêm phòng, các bé sẽ không tránh khỏi việc gặp một số tác dụng phụ. Tuy nhiên các tác dụng phụ của vắc xin đều nhẹ, phụ huynh không cần quá lo ngại. Thường sẽ bao gồm một số biểu hiện:

    • Đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm.
    • Run, sốt nhẹ.
    • Trẻ bị mệt mỏi.

    Rất ít trẻ sau tiêm chủng gặp phải phản ứng dị ứng (phản ứng phản vệ). Tác dụng phụ này nguy hiểm nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm để khắc phục kịp thời trường hợp xấu xảy ra.

    Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng các tác dụng phụ nguy hiểm từ vắc xin rất hiếm. Việc tiêm chủng đầy đủ sẽ đảm bảo an toàn hơn cho trẻ so với việc không tiêm phòng.

    Chăm sóc bé sau tiêm phòng

    Chăm sóc bé sau tiêm phòng cũng rất quan trọng, vì vậy cha mẹ cần phải quan tâm điều này. Dưới đây là một số phương pháp để con được an toàn nhất sau tiêm:

    • Theo dõi sau tiêm chủng cho bé từ 24- 48h: thân nhiệt trẻ, trẻ có vui đùa không, quan sát vùng da tiêm,…
    • Quần áo trẻ mặc phải mỏng và thoáng mát.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
    • Nếu trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường với liều lượng phù hợp với cân nặng của trẻ.
    • Có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ tại vết tiêm bị sưng. Tuy nhiên, không thoa hoặc bôi bất cứ gì lên vết tiêm của trẻ khi chưa được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
    • Không chạm tay vào vết tiêm của trẻ.

    vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

     

    Hy vọng qua những chia sẻ trên cha mẹ có thể hiểu rõ về vấn đề tiêm chủng cho trẻ: cách chăm sóc sau tiêm và vắc xin cần thiết cho trẻ trên 12 tháng tuổi. Smee luôn cùng cha mẹ mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con!

    Bài viết liên quan

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé là một thói quen vô cùng quan trọng để giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ về bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,…Trong bài viết này, Smee sẽ...

    5 mẹo đơn giản giúp con yêu thích việc tắm gội

    5 mẹo đơn giản giúp con yêu thích việc tắm gội

    Với nhiều bậc phụ huynh, việc tắm gội cho con vô cùng vất vả. Mặc dù trước đây, con rất thích tắm nhưng sau một thời gian ngắn bỗng nhiên sợ hãi. Chỉ cần mẹ đặt con vào chậu tắm, con sẵn sàng phản ứng...

    Dạy trẻ tự tắm gội: Tại sao không?

    Dạy trẻ tự tắm gội: Tại sao không?

    Để bé sớm có thói quen tự tắm gội, cha mẹ hãy tạo điều kiện và hướng dẫn con đúng cách. Một vài lời khuyên dưới đây, Smee hy vọng hữu ích cho ba mẹ trong hành trình dạy con tự lập.