Trẻ mọc răng muộn có đáng lo?

2021-09-21 07:20:00 | Super Admin
Trẻ mọc răng muộn có đáng lo?
Mục lục

    Qua 12 tháng, nếu bé vẫn chưa mọc răng thì được xem là mọc răng chậm. Chậm mọc răng không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân nào dẫn đến điều này? Mời các mẹ cùng bỉm mỏng cho bé Smee tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    Chậm mọc răng là như thế nào?

    Không phải em bé nào cũng có lịch trình mọc răng giống nhau

    Không phải em bé nào cũng có lịch trình mọc răng giống nhau

    Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của bé sẽ nhú vào khoảng tháng tuổi thứ 6. Bé sẽ cơ bản mọc đầy đủ răng vào khoảng 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. Tuy vậy, không phải mọi em bé đều có lịch trình mọc răng giống như nhau. Có bé mọc răng rất sớm nhưng cũng có bé đã hơn 1 tuổi mà cha mẹ vẫn chưa hề thấy bé có dấu hiệu mọc răng nào cả.

    Theo các chuyên gia, chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ khi bé được ngoài 12 tháng mà chưa bắt đầu mọc răng. Có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan khiến cho bé bị chậm mọc răng.

    Các nguyên nhân khách quan bao gồm: do di truyền, do bé sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân hoặc do bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng, viêm lợi... Còn các nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng chậm mọc răng ở trẻ nhỏ bao gồm: suy tuyến giáp, thiếu vitamin D, thiếu canxi, thiếu MK7 – một loại vitamin K2, hoặc có thể do bé bị suy dinh dưỡng, bé hấp thụ quá nhiều photpho hay bé bị mắc một số bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến lịch trình mọc răng…

    Xem thêm: Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

    Trẻ chậm mọc răng có nguy hiểm không?

    Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bé mọc răng đúng thời điểm

    Mẹ hãy bình tĩnh khi bé có dấu hiệu mọc răng chậm

    Đây là mối quan tâm của rất nhiều bậc cha mẹ khi chờ mãi mà không thấy bé nhú được chiếc răng nào cả. Các chuyên gia cho rằng, với những bé chỉ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì không quá đáng lo ngại. Bé bị chậm mọc răng chỉ là do sinh lý mà thôi. Tuy nhiên, nếu bé chậm mọc răng và đi kèm với các hiện tượng còi, thiếu chiều cao, cân nặng, bé hay đổ mồ hôi trộm ban đêm, khó ngủ… thì nhiều khả năng bé bị chậm mọc răng do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.

    Cha mẹ cũng không nên chủ quan với việc mọc răng chậm của bé. Tình trạng chậm mọc răng nếu để kéo dài quá lâu sẽ có thể dẫn tới những biến chứng không tốt về sau cho bé như sâu răng, hay viêm thân răng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch, răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm…

    Đối phó với tình trạng mọc răng chậm của bé như thế nào?

    Chậm mọc răng ở bé không quá nguy hiểm nhưng để loại trừ các nguy cơ biến chứng không tốt cho bé sau này, cha mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ nếu ngoài 12 tháng tuổi mà bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Song song với đó, cha mẹ cũng cần áp dụng một số phương pháp để thay đổi thói quen và cải thiện dinh dưỡng, hỗ trợ hiệu quả cho hệ răng của bé được phát triển tốt hơn.

    Mẹ hãy bình tĩnh khi bé có dấu hiệu mọc răng chậm

    Nếu bé chậm mọc răng, mẹ hãy đưa bé đến gặp nha sĩ

    Để làm được điều này, trước hết, cha mẹ cần nhìn nhận cụ thể về tình trạng sức khỏe của con và tỉm hiểu xem nguyên nhân gây ra tình trạng chậm mọc răng của bé là gì. Từ đó, cha mẹ hãy thực hiện các giải pháp để giúp bé cải thiện tình trạng này.

    Theo các chuyên gia, với trẻ dưới 1 tuổi, hãy bổ sung 400UI vitamin D mỗi ngày cho bé để dự phòng thiếu vitamin D. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, hạn chế ăn vặt.

    Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé cần đảm bảo đủ các nhóm chất đường, đạm, tinh bột, chất béo… Các chất đạm động vật cần được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi.

    Để tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc răng miệng ở trẻ, mời ba mẹ xem tại đây.

    Sữa vẫn được xem là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong giai đoạn này. Mỗi ngày, bé cần sử dụng khoảng 500 – 800ml sữa. Các chuyên gia lưu ý cha mẹ tuyệt đối không pha sữa cho bé bằng các loại nước cháo, nước rau củ hay nước khoáng, nước bột vì nó sẽ làm giảm hấp thu canxi.

    Giấc ngủ của bé cũng cần đủ giấc, đủ lượng. Thêm vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tăng cường vận động để kích thích bé ăn ngon miệng hơn, loại trừ nguy cơ suy dinh dưỡng.

    Cha mẹ đừng quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan nếu bé yêu của mình ngoài 12 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng. Với những chỉ dẫn thiết thực trên đây, Bỉm mỏng cho bé Smee tin rằng cha mẹ đã biết cách để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình mọc răng tất yếu của bé!

     

    Bài viết liên quan

    Mách mẹ cách chăm sóc răng miệng cho bé dưới 1 tuổi

    Mách mẹ cách chăm sóc răng miệng cho bé dưới 1 tuổi

    Ngay cả khi bé chưa mọc răng hay mới mọc răng sữa, mẹ nên quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho bé. Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng (từ 6-8 tháng trở lên), việc hình thành thói quen chăm sóc răng và...

    Chăm sóc răng cho bé giai đoạn ăn dặm như thế nào?

    Chăm sóc răng cho bé giai đoạn ăn dặm như thế nào?

    Có không ít cha mẹ lầm tưởng rằng việc chăm sóc răng sữa cho bé dưới 1 tuổi là không quan trọng, thậm chí là không cần thiết, bởi những chiếc răng này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Các bác sĩ...

    Gợi ý cha mẹ cách chọn bàn chải đánh răng cho bé dưới 1 tuổi

    Gợi ý cha mẹ cách chọn bàn chải đánh răng cho bé dưới 1 tuổi

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là điều rất quan trọng. Với bé dưới 1 tuổi, răng lợi còn non nớt và dễ bị tổn thương. Vì vậy khi chọn bản chải đánh răng cho bé, Smee khuyên...