Trẻ trên 1 tuổi ngủ trưa bao lâu là đủ?

2021-07-05 00:00:00 | Super Admin
Trẻ trên 1 tuổi ngủ trưa bao lâu là đủ?
Mục lục

    Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ cả về thể chất và trí tuệ.  Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ cần thời gian ngủ khác nhau. Khi trẻ càng lớn, thời gian ngủ của trẻ sẽ càng ít đi. Đối với trẻ trên 1 tuổi, ngủ trưa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trí não. Vậy, ngủ trưa bao lâu là đủ? Làm thế nào để bé hợp tác khi ngủ trưa? Mời ba mẹ cùng Smee tìm hiểu một vài thông tin dưới đây nhé.

    Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ

    Giấc ngủ trưa là một cách điều chỉnh trạng thái cơ thể, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài giấc ngủ vào ban đêm, trẻ cũng vẫn rất cần những giấc ngủ vào ban ngày. Tuy thời gian ngủ vào ban ngày sẽ ngắn nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ.

    Thời gian ngủ của trẻ thường sẽ dài hơn so với người lớn, do cơ thể trẻ còn non nớt, các cơ quan não bộ hay cơ thể đều chưa phát triển hoàn thiện. Thời gian ngủ trưa đầy đủ sẽ giúp trẻ được phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Khi trẻ ngủ ngon, ngủ sâu và đủ giấc cũng là lúc não bộ của trẻ phát triển tốt nhất.

    giac ngu trua o tre

    Thời gian ngủ trưa bao lâu là đủ?

    Trẻ ở các độ tuổi khác nhau, thời gian ngủ trưa tốt nhất của trẻ cũng sẽ khác nhau, cụ thể ở các độ tuổi như sau:

    • Trẻ sơ sinh: Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh thường ngủ trung bình 16 tiếng / ngày. Giai đoạn này trẻ thường ngủ những giấc ngắn và không phân biệt ngày đêm và cũng không có giờ giấc nhất định
    • Trẻ từ 3-6 tháng: Khi trẻ ở độ tuổi từ 3-6 tháng, sẽ ngủ ít hơn so với thời kỳ sơ sinh. Ở thời điểm này trẻ có nhu cầu ngủ từ 14-15 tiếng/ ngày. Vào ban ngày trẻ sẽ ngủ 3-4 giấc, tổng thời gian ngủ ban đêm khoảng 9-10 tiếng.
    • Trẻ từ 6-12 tháng: Khi trẻ ở độ tuổi này, trẻ cần ngủ 14 tiếng mỗi ngày, trẻ ngủ giấc đêm dài hơn và thường tỉnh dậy 1 lần vào gần sáng . Sau đó lại rơi vào giấc ngủ tiếp. Ban ngày trẻ sẽ ngủ khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 2 giờ  đồng hồ.
    • Trẻ từ 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ cần ngủ 13-14 tiếng mỗi ngày, trẻ có thể ngủ thông đêm không cần tỉnh dậy để ăn uống. Ban ngày trẻ vẫn cần ngủ 2 giấc, thời gian ngủ của mỗi giấc khoảng từ 1 đến 1,5 giờ đồng hồ.
    • Trẻ từ 2-3 tuổi: Trẻ ngủ giấc đêm sâu, một mạch từ tối đến sáng, trẻ giai đoạn này cần ngủ 12-13h/ngày để phát triển tốt. Ban ngày trẻ chỉ cần ngủ duy nhất một giấc ngắn khoảng từ 1-2h đồng hồ.

    Thời gian ngủ trưa của trẻ còn có thể bị tác động từ chất lượng giấc ngủ vào ban đêm của trẻ. Nếu chất lượng giấc ngủ ban đêm tốt thì thời gian ngủ trưa của trẻ sẽ ngủ ít hơn và ngược lại nếu chất lượng giấc ngủ ban đêm chưa tốt thì thời gian ngủ trưa của trẻ sẽ nhiều hơn để bù đắp lại cho giấc ngủ ban đêm.

    Tuy nhiên thời gian ngủ trưa của trẻ cũng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé sẽ có sự dịch chuyển về số giờ ngủ khác nhau. Các mẹ không nên so sánh thời gian ngủ giữa các đứa trẻ với nhau hoặc bắt ép trẻ phải ngủ theo khoa học. Thay vào đó các mẹ nên tập cho con có một thói quen dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ, và điều chỉnh thời gian ngủ trưa của trẻ phù hợp nhất với cơ địa và nhu cầu của trẻ.

    Làm thế nào để tập cho trẻ ngủ trưa?

    • Để cho trẻ có thể sớm làm quen với việc ngủ trưa, các mẹ nên tập luyện cho trẻ từ khi trẻ 3 tháng tuổi, đây là thời điểm vàng để trẻ có thể bắt đầu thói quen ngủ trưa đúng giờ
    • Để có môt giấc ngủ trưa sâu trẻ cần được các mẹ cho đi ngủ vào buổi tối sớm hơn, để con có thể tỉnh táo cho đến giờ ngủ trưa.
    • Trước khi ngủ không nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn quá no, hay tránh để trẻ giật mình vì tiếng động lớn, tất cả các tác động này đều có thể ảnh hưởng đến thời gian ngủ và chất lượng ngủ của trẻ có sâu hay không
    • Các mẹ nên chuẩn bị không gian ngủ cho trẻ đơn giản, không nên trang trí nhiều đồ vật hay tranh ảnh để phân tán sự tập chung trước khi ngủ của trẻ. Phòng ngủ phải đảm bảo luôn thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, đủ tối và tránh ánh sáng mạnh kích thích chiếu vào làm trẻ tỉnh ngủ hoặc khó ngủ.
    • Nhiệt độ trong phòng luôn duy trì ở nhiệt độ vừa phải không quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Nhiệt độ tốt nhất trong phòng của trẻ nên duy trì từ 26-28 độ C.
    • Nên sử dụng màn ngủ chống muỗi để bảo vệ trẻ bị tỉnh giấc hay mẩn ngứa do côn trùng cắn.
    • Ban đầu khi tập ngủ trưa cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ làm quen trước, tập dần và điều chỉnh thời gian phù hợp với giấc ngủ trưa theo độ tuổi của trẻ. Đồng thời xây dựng một chế độ ăn ngủ khoa học, lặp đi lặp lại để trẻ quen dần với khung giờ sinh hoạt của mình.
    • Để trẻ sâu giấc mẹ có thể mở tiếng ồn trắng để trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
    • Với các giấc ngủ trưa mẹ nên để đồng hồ báo thức để điều chỉnh tránh cho trẻ ngủ quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Có thể nói giấc ngủ là vô cùng cần thiết và quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Để luyện tập cho trẻ ngủ trưa, các mẹ cần phải dựa vào độ tuổi hiện tại của con để điều chỉnh số giấc và thời gian ngủ cho con phù hợp nhất. Để hình thành thói quen ngủ trưa cho trẻ, các mẹ không nên áp dụng khung giờ ngủ cố định theo độ tuổi ngay, mà nên từ từ áp dụng các phương pháp, điều chỉnh thời gian ngủ từng ngày để trẻ có thể kịp thích ứng và làm quen với sự thay đổi thời gian ngủ theo từng độ tuổi. Follow Smee ngay để có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về nuôi con khoa học nhé!

    Bài viết liên quan

    Rèn bé tự ngủ theo EASY - mẹ nhàn con khoẻ

    Rèn bé tự ngủ theo EASY - mẹ nhàn con khoẻ

    Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, các bậc phụ huynh liên tục truyền tai nhau phương pháp rèn bé tự ngủ có tên EASY. Thực chất phương pháp này là gì mà lại được lòng nhiều ba mẹ như vậy? M...

    Bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ trên 1 tuổi

    Bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ trên 1 tuổi

    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ là thời điểm vàng để não tiết ra hormon tăng trưởng, kích thích sự phát triển của não bộ, thể chất và tinh thần của trẻ. Với...

    Rèn con tự ngủ xuyên đêm từ sớm có khó không?

    Rèn con tự ngủ xuyên đêm từ sớm có khó không?

    Giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Một giấc ngủ ngon và sâu giấc còn giúp con có một hệ miễn dịch tốt. Nâng niu giấc ngủ...