Từ khi sơ sinh đến lúc 2-3 tuổi, với hầu hết các bé, bỉm là người bạn vô cùng thân thiết. Khi bé dần lớn lên, để dần hoàn thiện bản thân và trở thành người lớn, ba mẹ cần dạy bé cách đi vệ sinh độc lập. Dạy bé bỏ bỉm là một quá trình khá thú vị. Trên thực tế, không có bé nào giống bé nào. Có bé vô cùng dễ và hợp tác, nhưng cũng không ít bé bướng bỉnh hoặc chưa hiểu hết các thông điệp mà ba mẹ cần truyền đạt. Dù thế nào, ba mẹ cũng nên bình tĩnh và kiên nhẫn. Tuyệt đối, không được la mắng bé khiến bé tổn thương. Dưới đây là một vài cách giúp ba mẹ dạy bé bỏ bỉm thành công.
Tập cho bé ngồi bô để quen dần
Điều đầu tiên của việc dạy bé bỏ bỉm, ba mẹ hãy để bé làm quen với chiếc bô của mình. Thị trường hiện nay có hàng trăm loại bô/ghế đi vệ sinh nhiều kiểu dáng khác nhau. Mẹ có thể lựa chọn cho con các mẫu bô vệ sinh yêu thích: bô vịt, ghế thu nhỏ bồn cầu, bồn cầu tí hon… Hãy để bé làm quen với “người bạn bô” như một thứ đồ chơi. Nếu ba mẹ gây áp lực với bé trên chiếc bô rằng con nhất định phải ngồi vào đây khi đi tè thì tâm lý của bé sẽ dễ chuyển sang sợ hãi. Hãy dạy trẻ đi vệ sinh như một thứ trò chơi. Ba mẹ và con cùng chơi, và chẳng lỡ nếu có thất bại 1-2 lần thì cũng không sao. Hãy động viên bé để lần sau cố gắng hơn.
Dạy bé ra tín hiệu khi có nhu cầu đi vệ sinh
Ba mẹ hãy tâm sự với con và lặp lại các câu nói kiểu như: “ khi nào con muốn đi vệ sinh thì mẹ con ta sẽ chơi trò ngồi bô nhé”. Hãy để bé hưởng ứng trò chơi một cách nhiệt tình. Với các bé trên 2 tuổi phần lớn đã biết tập nói bi bô, bé có thể ra tín hiệu với mẹ theo thuật ngữ riêng của mình. Với các bé nhỏ hơn, mẹ chỉ cần cho bé làm quen dần dần. Thực tế, bé dưới 2 tuổi, mẹ không nên ép bé đi vệ sinh sớm, điều này không hề tốt cho hệ bài tiết của trẻ
Không la mắng bé, kiên nhẫn với bé khi dạy bé tập đi vệ sinh và bỏ bỉm
Nhiều ba mẹ tỏ ra bực bội khi bé không tự đi vệ sinh thành công. Khi ba mẹ bỏ bỉm bé thường đi vệ sinh ra chăn/ga/nhà khiến ba mẹ phải dọn dẹp. Điều này hoàn toàn không nên xảy ra. Khi ba mẹ càng muốn thành công sớm thì thực tế lại gây sợ hãi cho bé. Bé có thể không hợp tác nữa và quá trình bỏ bỉm sẽ càng ngày càng khó khăn. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn! Nếu bé có lỡ tè ra chăn đệm, hãy vui vẻ dọn dẹp. Mẹ có thể nói với bé rằng: “ ai tè ra giường ba mẹ thế nhỉ? Như vậy là xấu xấu. Khi con muốn tè hãy gọi mẹ, mẹ con mình cùng chơi trò ngồi bô nhé’. Hãy ra tín hiệu để biết các hành động bé không nên làm, dần dần bé sẽ quen.
Tạo thói quen vệ sinh cho trẻ: đi vệ sinh trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy
Hãy ước lượng đồ ăn của trẻ và dạy trẻ đi vệ sinh theo các giờ cố định. Mẹ có thể theo dõi giờ đi vệ sinh của bé và ghi lại vào sổ tay. Khi ba mẹ theo dõi tầm 2-3 ngày sẽ biết được thời gian đi vệ sinh trung bình của trẻ. Hãy tạo các thói quen đầu tiên cho trẻ như: đi vệ sinh ngay khi thức dậy và ngồi vào bô. Trước khi đi ngủ, ba mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước vào buổi đêm và nên tập cho bé đi vệ sinh trước khi ngủ
Động viên, khen ngợi, cổ động bé
Người lớn cũng thích được khen ngợi huống chi trẻ em. Bé sẽ thích thú với công việc tự đi vệ sinh hơn rất nhiều nếu được động viên, cổ vũ. Ngay cả khi bé đã tập ngồi vào bô rồi nhưng nước tiểu vẫn tràn ra ngoài, ba mẹ cũng nên động viên bé “ lần sau con sẽ làm tốt hơn”. Điều này hay gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Nhờ sự hợp tác của ông bà, thầy cô
Khi ba mẹ dạy bé cách tự đi vệ sinh và bỏ dần bỉm cho bé, đừng quên nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh như ông bà, thầy cô. Ví dụ bé đang tập đi vệ sinh tự lập ở nhà thì khi đến trường, ba mẹ hãy nói với thầy cô cùng chung tay giúp bé có môi trường thuận lợi và học tập nhanh hơn.
Bỏ bỉm ngày trước khi bỏ bỉm đêm
Bỏ bỉm là một quá trình từ từ, ba mẹ nên tập cho bé bỏ bỉm ngày một thời gian trước khi bỏ bỉm đêm. Thực tế, nhiều bé về ban ngày rất chủ động khi đi vệ sinh nhưng ban đêm bé không ý thức được mình có đi vệ sinh ra giường ba mẹ. Nhiều ba mẹ sốt sắng bằng cách gọi bé dậy nửa đêm để đi tè. Điều này vốn là lợi bất cập hại, việc phá vỡ giấc ngủ ngon của bé sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mặt khác, bé ngủ không đủ giấc, giấc ngủ bị làm phiền có thể gây ra khó chịu, quấy khóc, không hợp tác.
Nếu ban ngày bỏ bỉm dần, ban đêm ba mẹ cũng nên từ từ bỏ bỉm cho con. Bạn có thể sử dụng ga chống thấm dưới đệm để hạn chế việc phải dọn dẹp, thay ga thường xuyên.
Trong giai đoạn tập bỏ bỉm, ba mẹ có thể sử dụng bỉm Smee size XXL ( 16-25 kg) cho con. Tã quần Smee size XXL bịch nhỏ với 16 miếng sẽ là sự lựa chọn thông minh cho bé trong giai đoạn tập bỏ bỉm. Chúc ba mẹ dạy bé bỏ bỉm/tã thành công.