Bé 6 tháng tuổi – Cột mốc đánh dấu sự phát triển về mọi mặt của bé

2021-06-03 08:28:00 | Super Admin
Bé 6 tháng tuổi – Cột mốc đánh dấu sự phát triển về mọi mặt của bé
Mục lục

    Khi bé bước sang tháng thứ 6, cha mẹ sẽ ngỡ ngàng với những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt của bé, từ thể chất lẫn trí tuệ, cảm xúc… Vậy cột mốc 6 tháng tuổi với bé có gì đặc biệt: bé sẽ biết làm gì và cha mẹ cần lưu ý gì để chăm sóc bé tốt nhất? Smee sẽ chia sẻ với cha mẹ một cách chi tiết trong bài viết dưới đây!

    Sự phát triển về thể chất của bé 6 tháng tuổi

    Bé 6 tháng tuổi có sự phát triển vượt trội về thể chất

    Bé 6 tháng tuổi có sự phát triển vượt trội về thể chất

    Nếu như vào giai đoạn này, mẹ thấy bé tăng cân chậm hoặc thậm chí không tăng cân thì cũng không nên quá lo lắng nhé, bởi vì từ tháng thứ 6, mức tăng trưởng của bé sẽ chậm lại. Nếu như những tháng đầu sau sinh, bé sẽ tăng cân trung bình đạt 1kg mỗi tháng thì từ tháng thứ 6 này, bé sẽ tăng trung bình khoảng 28gr/tháng mà thôi. Chiều cao của bé cũng sẽ phát triển chậm hơn so với những tháng trước. Lúc này, bé cũng đã có thể có 1 hoặc 2 chiếc răng sữa đầu tiên.

    Sự phát triển về thể chất của bé 6 tháng đôi khi khiến những bậc làm cha làm mẹ lần đầu không khỏi thích thú. Lúc này, bé đã có thể biết lật người từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm thấp và lật ngược lại bất cứ lúc nào bé muốn. Các bé 6 tháng tuổi cũng đã có thể tự ngồi được rồi mẹ nhé! Đôi tay của bé đã có thể cầm nắm được mọi thứ mà bé thích. Và sở thích chung của các bé 6 tháng t uổi là được đưa tất cả những thứ mình cầm được vào miệng để khám phá.

    Ở các bé 6 tháng tuổi, phần cơ và sức mạnh các cơ của bé đã có sự phối hợp khá nhịp nhàng. Nhờ vậy, bé có thể tự điều khiển được phần thân trên của mình để đu người về phía trước hoặc là trườn lùi lại ra sau trước khi bé biết bò tiến lên phía trước.

    Nhận thức của bé 6 tháng tuổi ra sao?

    Nhận thức của bé 6 tháng tuổi

    Trẻ 6 tháng tuổi đã nhận thức được nhiều hơn

    Khi 6 tháng tuổi, trí nhớ của bé đã bắt đầu hoạt động khá tốt rồi mẹ nhé! Bé đã có thể nhận thức được những gì mẹ nói, một số từ cơ bản như “không”, “có”, “đúng” hay tiếng gọi của cha mẹ đã được bé nhận thức khá tốt. Đây là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển khả năng nói sau này của con. Ở độ tuổi này, bé cũng đã có thể nhận ra ai là người quen, ai là người lạ.

    Thời điểm bé được 6 tháng cũng là lúc bé luôn nhìn ngó xung quanh, tò mò về mọi thứ và luôn cố gắng lấy mọi món đồ mà bé muốn. Và khi đã có được món đồ đó trong tay, bé cũng bắt đầu biết chuyển món đồ ấy từ tay này sang tay kia để khám phá chúng.

    Cha mẹ cũng không nên xem thường khả năng giao tiếp của bé 6 tháng tuổi nhé. Bé có khả năng bắt đầu đáp ứng với âm thanh bằng cách tạo ra những âm thanh bập bẹ, bi bô theo tiếng người lớn. Khi được gọi bằng tên riêng, bé còn có phản ứng đáp lại cha mẹ. Ngoài ra, các biểu cảm thông qua nét mặt như khóc, cười, mếu, nhăn mặt cũng được bé sử dụng để tương tác với người khác.

    Cảm xúc của bé 6 tháng tuổi cũng đã được hình thành và biểu hiện rõ rệt hơn. Lúc này, bé có thể thể hiện sự yêu, ghét của mình như thích chơi món đồ chơi nào, thích theo mẹ hơn hay theo bố hơn, thích người lạ bế hay không…

    Khi nào cha mẹ nên lo ngại với sự phát triển của bé 6 tháng tuổi

    Hãy để ý bé mỗi ngày để theo dõi sự phát triển của con

    Hãy để ý bé mỗi ngày để theo dõi sự phát triển của con

    Theo các chuyên gia, cha mẹ hãy dành thời gian để quan tâm và theo dõi sự phát triển của bé để nắm được sự phát triển của con tại những cột mốc quan trọng. Mặc dù mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và có sự phát triển khác nhau, có thể sớm hay muộn hơn bé khác, nhưng nếu bé có các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên chú ý để đưa bé tới khám bác sĩ.

    Trước hết, nếu ngay cả khi được hỗ trợ mà bé vẫn không ngồi được thì đây là một dấu hiệu cảnh báo có thể con đang chậm phát triển về thể chất. Ngoài ra, nếu ở độ tuổi này mà bé chưa biết tạo ra âm thanh hay phản ứng với âm thanh, cha mẹ cũng nên quan tâm hơn để xem con có vấn đề về thính giác hay không. Trong trường hợp bé không nhận ra được người quen, có thể con đang gặp vấn đề về tầm nhìn hoặc sự nhận thức.

    Khi bé được 6 tháng tuổi, nếu bé không thích vận động, không thích chơi đồ chơi, không thích chơi và tương tác với cha mẹ, không loại trừ khả năng bé đang bị chậm phát triển.

    Chăm sóc con, quan tâm con và để ý từng kỹ năng, từng sự phát triển mỗi ngày của con sẽ giúp cha mẹ nhận biết sớm để hỗ trợ và kích thích sự tăng trưởng, phát triển của con. Smee chúc cha mẹ sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời cùng với sự lớn lên mỗi ngày của bé!

    Bài viết liên quan

    Những cột mốc phát triển của bé trong năm đầu tiên

    Những cột mốc phát triển của bé trong năm đầu tiên

    Từ lúc chào đời đến khi tròn 1 tuổi, bé yêu trải qua rất nhiều sự thay đổi, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngay về mặt vận động, bé cũng dần có những thay đổi đáng kể, như từng bước dưới đây...