Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 1 tuổi: Chớ coi thường!

2021-10-05 08:00:00 | Super Admin
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 1 tuổi: Chớ coi thường!
Mục lục

    Có nhiều mẹ vẫn rất chủ quan khi có bé bị suy dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng các mẹ không thể lường hết những hệ quả nguy hiểm của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 1 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, khắc phục ra sao và làm thế nào để phòng tránh? Bỉm mềm mỏng cho bé Smee sẽ giúp mẹ giải đáp các câu hỏi này trong bài viết dưới đây!

    Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì? 

    Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết

    Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết

    Suy dinh dưỡng ở trẻ em là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết ở trẻ. Suy dinh dưỡng ở trẻ thường gặp nhất là do cơ thể của bé bị thiếu hụt protein và các vi chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất. Theo các chuyên gia, hiện có 2 loại suy dinh dưỡng chính là: thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) và suy dinh dưỡng protein – năng lượng.

    Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em thường gặp nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là khi trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng. Đây là giai đoạn bé chuyển từ bú mẹ sang ăn các thức ăn bổ sung.

    Hiện nay, suy dinh dưỡng ở trẻ em được phân loại thành 3 thể: thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp; thể thấp còi và thể gầy còm. Theo các chuyên gia, để có thể đánh giá một trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, cần căn cứ vào các chỉ số: cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi. 

    Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 1 tuổi nguy hiểm như thế nào?

    Chớ coi thường những nguy cơ khi bé bị suy dinh dưỡng

    Chớ coi thường những nguy cơ khi bé bị suy dinh dưỡng

    Nếu cơ thể của bé không nhận được đầy đủ dưỡng chất, tình trạng suy dinh dưỡng còn khiến bé đối diện với không ít vấn đề:

    - Suy giảm hệ miễn dịch: Suy dinh dưỡng sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé bị yếu dần đi. Do đó, bé phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng rất lớn. Đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

    - Chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, cả thể chất và trí tuệ đều bị chậm phát triển. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ vừa bị suy dinh dưỡng, vừa bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, cơ thể trẻ sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Thể chất và trí não của trẻ càng chậm phát triển hơn.

    - Các vấn đề về sức khỏe khác gây ra do thiếu vi chất như: thị giác kém do thiếu vitamin A, xương phát triển kém do thiếu protein và kẽm…

    Dấu hiệu nhận biết trẻ dưới 1 tuổi bị suy dinh dưỡng

    Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ cần theo dõi sát sao tốc độ tăng trưởng của bé. Nếu thấy bé chậm tăng trưởng với tốc độ dự kiến thì rất có thể là bé có dấu hiệu suy dinh dưỡng.

    Dưới 1 tuổi, bé thường tăng trưởng rất nhanh, thậm chí có thể tăng từ 7 – 8 kg/năm. Mẹ hãy theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng của WHO nhé! Nếu đường biểu diễn tăng trưởng của con đi ngang hoặc đi xuống thì hãy đưa con đi khám.

    Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng thường hay bị mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, sức đề kháng kém, hay bị bệnh, da xanh xao, không năng động, kỹ năng vận động kém, chậm mọc răng, chậm biết đi. Nếu bé bị suy dinh dưỡng nặng, bé có thể bị phù toàn thân, mắt khô, quáng gà, hạ canxi, hoặc các bắp thịt bị teo lại và da nhăn nheo…

    Chuyên gia chia sẻ hướng khắc phục hiệu quả với trẻ bị suy dinh dưỡng

    Mẹ hãy luôn nỗ lực cùng bé để khắc phục hiệu quả bệnh suy dinh dưỡng

    Mẹ hãy luôn nỗ lực cùng bé để khắc phục hiệu quả bệnh suy dinh dưỡng

    Các chuyên gia khẳng định rằng, suy dinh dưỡng ở trẻ em hoàn toàn có thể khắc phục được. Quan trọng là mẹ phải luôn đồng hành và chăm sóc con đúng cách. Nếu chẳng may em bé của mẹ bị suy dinh dưỡng, nguyên tắc mẹ cần quán triệt trong mỗi bữa ăn của con là cố gắng làm tăng năng lượng và tăng các chất dinh dưỡng. Mẹ hay tăng số bữa ăn trong ngày cho bé lên 5 – 6 bữa, cho bé ăn thêm các bữa phụ để bé đỡ chán ăn, chỉ cần cho bé ăn nửa quả chuối, nửa cốc sữa chua hay nửa ly sữa vào bữa phụ cũng được mẹ nhé!

    Ngoài ra, trong chế độ ăn của bé suy dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên mẹ nên tăng thêm các thực phẩm có năng lượng cao như dầu, mỡ, các thực phẩm giàu protein như thịt, các, trứng, sữa, các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin.

    Đặc biệt, khi bé bị suy dinh dưỡng, mẹ cần bổ sung cho bé một số vi chất dinh dưỡng, các vitamin A, sắt, kẽm, canxi, muối i ốt, muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa nhé!

    Nếu mẹ kiên trì và luôn làm mới các bữa ăn, cho bé ăn đúng cách sẽ cải thiện được hiệu quả về chiều cao và cân nặng cho bé.

    Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có khó không?

    Để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ, trước hết, ngay từ khi mang thai, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, theo dõi thai kỳ đầy đủ để tránh trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra. Ngoài ra, tối thiểu trong 6 tháng tuổi đầu tiên của em bé, mẹ hãy nuôi con bằng sữa mẹ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Khi bé được 6 tháng tuổi, hãy cho bé ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng theo nguyên tắc đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cho bé (bao gồm nhóm tinh bột, nhóm chất béo, đạm và vitamin khoáng chất).

    Tại mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ có các nhu cầu dưỡng chất khác nhau. Mẹ hãy lưu ý để cung cấp cho bé đầy đủ nhất các loại dưỡng chất nhé! Bên cạnh đó, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ vẫn nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động vận động để trẻ nhanh nhẹn hơn, tăng cảm giác thèm ăn nữa nhé! Tuyệt đối không nên khiến bé rơi vào căn bệnh biếng ăn do tâm lý. Đây là loại biếng ăn khó điều trị nhất và có hệ quả rất lâu dài. Mẹ hãy tạo bầu không khí vui vẻ và đổi mới, sáng tạo các món ăn mỗi ngày để kích thích cho bé ăn một cách tự nhiên nhé!

    Mỗi em bé luôn là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Với những thông tin trong bài viết này, Smee hy vọng tất cả mọi bé yêu đều được lớn lên khỏe mạnh và đẩy lùi mọi nguy cơ của bệnh suy dinh dưỡng. Những chiếc bỉm mềm mỏng Smee cũng luôn mong muốn được đồng hành với các bé suốt những năm tháng đầu đời mẹ nhé!

    Bài viết liên quan

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là hiện tượng vùng da bị sưng đỏ kèm theo triệu chứng ngứa, khó chịu. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng viêm da cơ địa làm trẻ khó chịu, quấy khóc. Ba mẹ cần nắm...

    Bí quyết ngăn ngừa bệnh ho cho bé lúc giao mùa

    Bí quyết ngăn ngừa bệnh ho cho bé lúc giao mùa

    Thời điểm giao mùa, đặc biệt là lúc xuân chuyển sang hè là lúc thời tiết và độ ẩm thay đổi đột ngột, rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp như ho, cảm cúm... Các dạng ho thường gặp có thể là ho khan...

    Mách cha mẹ cách phòng ngừa các bệnh thường gặp khi trẻ đi mẫu giáo

    Mách cha mẹ cách phòng ngừa các bệnh thường gặp khi trẻ đi mẫu giáo

    Khi trẻ đến tuổi đi mẫu giáo, bên cạnh niềm vui được đưa đón con tới trường cha mẹ cũng không khỏi lo lắng khi trẻ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý thường gặp. Vậy, đó là những bệnh gì và cách phòng ng...