Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

2021-03-13 03:49:00 | Super Admin
Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời
Mục lục

    Từ khi lọt lòng mẹ cho tới 1 tuổi, bé sơ sinh sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng. Ba mẹ có thể thấy bé lớn lên từng ngày, thay đổi nhanh về cân nặng, chiều cao cũng như các kỹ năng cơ bản. Ở bài viết này, Smee sẽ cùng bạn đọc điểm danh một số cột mốc quan trọng đối với bé sơ sinh trong năm đầu tiên.

    các giai đoạn phát triển ở trẻ

    Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi

    Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng. Bé mới chào đời nên thời gian chủ yếu của bé sẽ dành cho các việc căn bản như: ăn, ngủ, đi vệ sinh. Đặc biệt 3 tháng đầu, thời gian chủ yếu bé dành để ngủ, bé hầu như chỉ tỉnh dậy một lúc để ti mẹ và ngủ tiếp.

    Bé sẽ biết : Nhìn mẹ cười và đáp lại, biết cầm nắm đồ vật, mút tay báo hiệu lúc đói hay sợ hãi, nhìn các vật xung quanh với khoảng cách ngắn 20-30 cm. Bé sẽ chú ý tiếng động xung quanh, bé có thể ngóc đầu lên khi nằm sấp vào tháng thứ 3 hoặc lật lăn. Bé có thể biết hóng chuyện, nhận biết khuôn mặt mẹ hoặc mùi sữa.

    Đây là 3 tháng quan trọng đầu đời, phần đầu cổ bé vẫn rất yếu ớt. Ba mẹ nên chú ý khi bế bé không rung lắc mạnh, ảnh hưởng tới thần kinh. Khi bế, ba mẹ nên chú ý nâng cả đầu, cổ, đỡ gáy bé.

    Trẻ từ 4-6 tháng tuổi

    Tùy theo sự phát triển khác nhau của từng bé, nhưng nhìn chung trẻ sơ sinh 4-6 tháng tuổi đã biết lật, lăn, biết cười, cầm nắm đồ chơi trong tầm ngắm. Nhiều bé đã biết phát ra các âm thanh ê a gây sự chú ý. Tầm này, bé đã có thể bắt chước người lớn theo cách đơn giản, phần đầu cổ cũng cứng cáp hơn. Bé đã nhận biết một số màu khác nhau chứ không chỉ mình đen trắng. Nhiều bé phát triển tốt, cứng cáp có thể ngồi nếu được đỡ từ phía sau.

    Trẻ từ 7- 9 tháng tuổi

    Thời điểm này, bé đã khá thành thục chuyện bò trườn, có dấu hiệu chuyển dần sang đứng đi. Bé đã biết ngồi vững, ít ngã hơn và nói những từ căn bản. Bé cũng ăn nhiều món hơn ngoài sữa mẹ. Bé bắt đầu năng động tham gia khám phá thế giới một cách hứng thú. Ba mẹ nên thường xuyên chú ý đến trẻ, tránh việc trong quá trình tìm hiểu đồ vật xung quanh xảy ra các tai nạn không đáng có.

    Trẻ từ 10-12 tháng tuổi

    Giai đoạn này, bé đã phát triển tương đối. Giờ đây, bé đã lớn hơn rất nhiều. Thế giới quan của bé cũng vô cùng phong phú. Bé nắm đồ vật thành thạo hơn, bé biết di chuyển để lấy những đồ mình thích. Nhiều bé đã biết nói các từ đơn giản như bà, ba mẹ. Bé cũng lém lỉnh hơn, thích bắt chước, thích được trò chuyện và chơi cùng. Giai đoạn này, bé đã mọc răng sữa ( có bé mọc răng lúc 7 tháng).

    Sau giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ không tăng cân quá nhiều như trước nữa. Tuy nhiên, ba mẹ sẽ nhìn thấy bé lớn từng ngày, phát triển nhiều hơn về trí tuệ, nhận biết xung quanh cũng như cảm xúc.

    Mỗi bé có một lộ trình phát triển khác nhau. Có bé biết nói trước khi biết đi hoặc ngược lại, bé làm quen với thức ăn đặc sớm, thích ăn thô, bé lại thích xay nhuyễn, bé phát triển mạnh về chiều cao trước, có bé lại trông mũm mĩm tròn trịa…vv Ba mẹ không nên so sánh hoặc áp lực quá nhiều về các giai đoạn phát triển của bé. Tuy vậy, việc quan sát bé trong từng mốc giai đoạn trên sẽ giúp ba mẹ đánh giá mức độ phát triển ở con. Trong trường hợp bé có những dấu hiệu chậm phát triển , ba mẹ hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.

     

     

    Bài viết liên quan

    Sự tăng trưởng và phát triển của bé 3 tháng tuổi như thế nào?

    Sự tăng trưởng và phát triển của bé 3 tháng tuổi như thế nào?

    Khi bé được 3 tháng tuổi cũng là lúc bắt đầu cho những trải nghiệm tuyệt vời đối với cha mẹ. Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của con ở giai đoạn này chắc chắn sẽ đem đến cho cha mẹ nhiều điều...

    Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết làm gì?

    Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết làm gì?

    Trẻ sơ sinh một tháng tuổi dành phần lớn thời gian để ngủ. Ở tháng đầu tiên, ba mẹ thường khó nhận biết sự tăng trưởng của bé. Tuy vậy, bé đã bắt đầu biết cảm nhận về thế giới xung quanh. Với cột mốc...

    Sự lớn lên rõ rệt của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

    Sự lớn lên rõ rệt của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

    Chắc hẳn mẹ đang rất tò mò không biết trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển như thế nào là bình thường và cách chăm sóc bé ở giai đoạn này ra sao phải không? Hãy cùng Smee khám phá trong bài viết này nh...