Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi

2021-03-16 08:30:00 | Super Admin
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi
Mục lục

    Thật tuyệt vời khi con yêu của chúng ta cất tiếng khóc chào đời sau 9 tháng 10 ngày mẹ mang thai vất vả. Với những ai lần đầu làm mẹ, hẳn cảm giác đó vô cùng đặc biệt. Một chút vui sướng, chút hồi hộp xen kẽ lo lắng. Liệu với một đứa trẻ bé bỏng như vậy, chăm sóc như thế nào cho đúng cách? Bài viết này, Smee sẽ hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi cơ bản. Ba mẹ hãy tìm hiểu trước để tránh các sai lầm không đáng có khi chăm sóc trẻ những ngày đầu đời.

    Tuần đầu tiên, sau khi bé chào đời bé sẽ phải tự học cách thích nghi với môi trường mới. Bé sẽ phải làm quen với việc tự thở, tự bú mẹ, biết cách ngủ, thích nghi với thời tiết nóng, lạnh. Bé còn rất non nớt nên cần chế độ chăm sóc đặc biệt từ ba mẹ và người thân.

    Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

    Giữ ấm cho trẻ là điều quan trọng nhất

    Môi trường trong bụng mẹ khác với thế giới bên ngoài. Bé cần thích nghi dần. Bởi vậy, việc giữ ấm cho trẻ vô cùng quan trọng. Nếu bé bị nóng quá, lạnh quá sẽ dẫn tới việc vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công cơ thể gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm. Mẹ hãy cho bé tiếp xúc da kề da ngay sau sinh để truyền hơi ấm từ mẹ sang con. Mặt khác, mẹ cũng không nên lạm dụng việc ủ ấm bé bằng quá nhiều chăn quấn nếu thời tiết nóng nực.

    Cách bế trẻ sơ sinh

    Khi trẻ mới chào đời, phần xương cổ còn khá non nớt. Khi bế trẻ, ba mẹ phải chú ý dùng tay nâng phần đầu và cổ bé. Tốt nhất, hãy bế bé ở tư thế nằm ngang, đỡ đầu. Tuyệt đối, ba mẹ không được rung lắc bé quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ.

    Cho trẻ sơ sinh bú như thế nào là đúng cách

    Bé cần được bú mẹ ngay sau khi chào đời. Sữa non tiết ra từ bầu ngực mẹ sẽ giúp bé tăng cường đề kháng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bé lớn khôn. Hãy cho bé bú ngay khi bé có nhu cầu trong tháng đầu tiên.

    Trước khi cho bé bú, mẹ phải nhớ vệ sinh đầu vú cẩn thận. Tư thế cho con bú đúng cách là để ngực trẻ áp vào ngực mẹ, đầu hơi năng cao chút, bụng và chân bé áp sát bụng mẹ. Mẹ hãy tập cho bé ngậm cả quầng vú để sữa tiết ra một cách tốt nhất. Bé sẽ học được cách bú mẹ bằng phản xạ tự nhiên.

    Bé có thể bị ọc sữa, nôn trớ khi mới chào đời. Ba mẹ chú ý không để bé bú no quá. Để giảm thiểu nôn trớ, ba mẹ hãy vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn. Mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn sữa cho bé. Mẹ cũng cần thường xuyên bổ sung đủ chất dinh dưỡng và cho bé bú thường xuyên để kích thích sữa

    Cách ru trẻ sơ sinh ngủ

    Trẻ mới sơ sinh gần như sẽ ngủ suốt ngày đêm, thỉnh thoảng bé sẽ tỉnh dậy để bú mẹ rồi ngủ tiếp. Đôi khi, bé sẽ ngủ quên giờ ăn. Vì vậy, nếu 3-4 tiếng bé vẫn ngủ,  mẹ hãy gọi bé thức giấc để bú. Thời gian đầu, bé cũng không phân biệt được ngày đêm. Bởi vậy, ba mẹ hãy hình thành thói quen cho bé. Khi bé ngủ hãy giữ yên tĩnh, tắt điện. Khi bé dậy hãy mở cửa để ánh sáng vào phòng, giữ tiếng ồn nhẹ vào ban ngày để bé dần thích nghi.

    Khi trẻ mới lọt lòng, ba mẹ hãy bế bé đu đưa nhẹ nhàng hoặc đặt nôi để bé dễ ngủ hơn. Từ sau 1 tháng đầu, mẹ có thể dạy bé cách tự ngủ. Hãy lên lịch trình chăm sóc bé ăn/ngủ đúng giờ điều độ. Mẹ có thể đặt bé vào nôi khi sắp tới giờ ngủ lúc bé còn thức để dần hình thành thói quen.

    Tuyệt đối không nên tạo thói quen bế trẻ quá nhiều khi ngủ. Mẹ phải lưu ý không nên để bé ăn quá no sẽ gây khó ngủ. Hãy chuẩn bị không gian ngủ của bé thật ấm cúng, dễ chịu. Mẹ cũng có thể quấn bé trong tháng đầu tiên để bé ngủ sâu hơn. Bật vài bài nhạc nhẹ nhàng du dương sẽ kích thích bé ngủ ngon, sâu giấc.

    Thay tã cho bé như thế nào?

    Bé sơ sinh cần được thay tã thường xuyên, liên tục. Khi bé mới chào đời, bé sẽ thường đi phân su. Bé có thể đi vệ sinh 10-20 lần/ngày. Trung bình mẹ có thể thay 6-10 chiếc tã cho bé trong 1 ngày.

    Để giữ vệ sinh cho bé, mẹ nên thay tã thường xuyên. Da bé sơ sinh khá mỏng nên cần được lau nhẹ nhàng bằng khăn ấm sau mỗi lần thay tã. Mẹ nên lựa chọn những loại tã/bỉm mềm mịn, thoáng khí, thấm hút tốt. Mẹ có thể tham khảo tã quần Smee cho bé yêu những tháng đầu đời.

    https://hangantoan.com/bim-smee

    Tắm cho bé sơ sinh như thế nào?

    Ngày nay, dịch vụ tắm bé sơ sinh rất phát triển. Trẻ sơ sinh không nhất thiết phải tắm liên tục hằng ngày. Nếu thời tiết quá lạnh, ba mẹ có thể giảm số lần tắm cho con. 2-3 ngày/lần ba mẹ nên tắm cho bé. Tuy vậy, mẹ cần vệ sinh cho bé hằng ngày bằng cách lấy khăn ấm lau các phần bẹn, nách, bộ phận sinh dục… các khu vực có nguy cơ hăm cao.

    Tắm trẻ sơ sinh ba mẹ cần nhớ lưu ý giữ vệ sinh cuống rốn càng khô càng tốt, chống nhiễm trùng. Tắm cho trẻ bằng nước ấm, khăn tắm và sữa tắm phải thích hợp dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm, ba mẹ hãy lau sạch nước trên cơ thể bé bằng khăn khô. Vệ sinh mắt, mũi, tai,… để da bé khô ráo sau đó mặc quần áo.

    Trên đây là một vài lưu ý cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi cơ bản. Hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của Smee về chủ đề chăm sóc trẻ sơ sinh để cập nhật kiến thức nuôi con khoa học ba mẹ nhé!

    Bài viết liên quan

    Tìm hiểu về làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Tìm hiểu về làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Da của trẻ nhỏ rất mỏng, chỉ bằng ¼ da người lớn. Khi bé mới chào đời, thậm chí chúng ta có thể nhìn rõ các mạch máu dưới da bé. Việc chăm sóc da cho trẻ nhỏ vô cùng quan trọng, đặc biệt là những ngày...

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là hiện tượng vùng da bị sưng đỏ kèm theo triệu chứng ngứa, khó chịu. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng viêm da cơ địa làm trẻ khó chịu, quấy khóc. Ba mẹ cần nắm...

    Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh căn bản bạn cần biết khi lần đầu làm mẹ (p2)

    Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh căn bản bạn cần biết khi lần đầu làm mẹ (p2)

    Ở bài trước, Smee đã hướng dẫn ba mẹ một số kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh căn bản như: cho bé bú, cho bé ngủ, cách bế bé, thay tã, cho bé tắm và xử lý kịp thời khi bé bị trớ/hóc dị vật. Trong phần 2 củ...