“Điểm danh” 9 dấu hiệu mọc răng ở trẻ

2021-07-28 08:00:00 | Super Admin
“Điểm danh” 9 dấu hiệu mọc răng ở trẻ
Mục lục

    Mọc răng là một trải nghiệm mà mỗi em bé đều phải trải qua. Thông thường, mọc răng sẽ khiến em bé của mẹ bị đau, khó chịu, thậm chí là sốt, quấy khóc… Những dấu hiệu nào chứng tỏ bé đang mọc răng? Bỉm mỏng cho bé Smee sẽ giúp mẹ nhận biết tất tần tật những dấu hiệu này.

    Lịch trình chi tiết các thời điểm mọc răng của bé

    Mẹ hãy ghi nhớ các thời điểm mọc răng của bé

    Mẹ hãy ghi nhớ các thời điểm mọc răng của bé

    Việc nắm bắt thời điểm mọc của từng chiếc răng sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận biết khi nào bé đang mọc răng để hỗ trợ và có cách chăm sóc bé tốt hơn.

    Hàm trên

    Thời điểm mọc răng

    Hàm dưới

    Thời điểm mọc răng

    Răng cửa giữa

    8 – 12 tháng

    Răng cửa giữa

    6 – 10 tháng

    Răng cửa bên

    9 – 13 tháng

    Răng cửa bên

    10 – 16 tháng

    Răng nanh

    16 – 22 tháng

    Răng nanh

    17 – 23 tháng

    Răng hàm sơ cấp

    13 – 19 tháng

    Răng hàm sơ cấp

    14 – 18 tháng

    Răng hàm thứ cấp

    25 – 33 tháng

    Răng hàm thứ cấp

    23 – 31 tháng

     

    9 dấu hiệu mọc răng phổ biến ở trẻ

    1. Nướu sưng đỏ và nhạy cảm hơn

    Phần nướu của bé sẽ bị sưng đỏ khi mọc răng là dấu hiệu mẹ không thể bỏ qua. Mẹ hãy nhẹ nhàng dùng một miếng gạc mềm xoa lên nướu của bé để làm dịu những cơn đau này cho con nhé!

    1. Chảy nước dãi nhiều hơn

    Những em bé đang mọc răng thường có những chiếc cằm luôn trong trạng thái ướt với nước dãi nhiều hơn so với ngày thường rất nhiều.

    1. Trẻ bị khó ngủ, xáo trộn các giấc ngủ

    Khi mọc răng, bé sẽ khó ngủ hơn rất nhiều

    Khi mọc răng, bé sẽ khó ngủ hơn rất nhiều

    Đây là dấu hiệu không quá khó để mẹ có thể nhận biết được phải không? Mọc răng là cả một quá trình chứ không phải một sớm một chiều. Bé yêu của mẹ nếu đang ăn ngon ngủ kỹ bỗng khó khăn trong việc ngủ thì mẹ có thể xem xét đến nguyên nhân mọc răng.

    1. Má đỏ ửng hồng

    Đây cũng là một dấu hiệu dễ nhận thấy và khá phổ biến khi bé mọc răng. Răng mọc xuyên qua nướu có thể gây kích ứng khiến má của bé bị đỏ lên. Khi sờ vào má của con, mẹ có thể cảm thấy ấm ấm nữa đấy!

    1. Chồi răng nhỏ xíu xuất hiện dọc theo nướu

    Một dấu hiệu nhận biết bé đang mọc răng là những chồi răng nhỏ xuất hiện dọc theo nướu của bé. Nếu mẹ dùng ngón tay sạch lướt trên chúng, bạn sẽ có cảm nhận cưng cứng của chiếc răng bên dưới đấy!

    1. Khó chịu, quấy khóc

    Những cơn đau do mọc răng có thể sẽ khiến bé trở nên cáu kỉnh hơn, quấy khóc nhiều hơn.

    1. Bé có xu hướng cắn, nhai và gặm đồ vật nhiều hơn

    Vốn dĩ các em bé vẫn thường rất thích đưa đồ vật vào miệng, nhưng khi mọc răng, xu hướng này sẽ có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Thậm chí, bé đã bắt đầu nhấm nháp bất cứ món đồ vật nào trong tầm với của mình.

    1. Biếng ăn

    Khi nướu của bị bị đau và sưng tấy, bé sẽ bị đau khi bú hoặc ăn dặm. Vì thế, thường khi mọc răng, bé yêu của mẹ sẽ biếng ăn hơn so với ngày thường.

    Bé sẽ biếng ăn hơn ngày thường do mọc răng

    Bé sẽ biếng ăn hơn ngày thường do mọc răng

    Theo các chuyên gia, tất cả các dấu hiệu trên đây có thể diễn ra trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tháng nếu cùng một lúc có nhiều chiếc răng cùng mọc. Tuy vậy, vẫn có một số bé rất may mắn vì không hề có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào về việc mọc răng.

    1. Bé bị sốt nhẹ

    Thông thường, khi mọc răng, bé thường bị sốt nhẹ. Mẹ hãy theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để hỗ trợ bé bằng việc chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát, bổ sung nhiều nước cho bé…

    Chăm sóc cho trẻ mọc răng như thế nào?

    Mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ mọc răng đúng cách

    Mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ mọc răng đúng cách

    Để bé yêu của mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi đang trong quá trình mọc răng, mẹ hãy luôn đồng hành và chia sẻ với bé, chăm sóc bé đúng cách.

    Trước hết, không ép bé ăn là tôn chỉ mà mẹ phải luôn ghi nhớ. Đừng ép bé ăn khi bé đang khó chịu vì mọc răng mẹ nhé! Thay vào đó, mẹ hãy tạo cho bé niềm hứng thú trong mỗi bữa ăn. Các bữa ăn nên chia nhỏ ra, nấu nhừ hơn và trang trí thật bắt mắt mẹ nhé!

    Xem thêm: Chăm sóc răng miệng cho trẻ giai đoạn ăn dặm

    Ngoài ra, trong thực đơn của bé hàng ngày, mẹ hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin để giúp bé tăng cường đề kháng, giảm đau khi mọc răng. Với trẻ dưới 6 tháng mọc răng, mẹ hãy tăng cường các cũ bú cho bé. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn mẹ nhé!

    Mẹ hãy thường xuyên dùng khăn sạch để lau nướu cho bé, đeo yếm cho bé nếu chảy dãi nhiều. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại gel mọc răng vì chúng có chứa benzocaine không tốt cho bé. Để xoa dịu và làm quên đi những khó chịu khi mọc răng, mẹ cũng đừng quên thu hút bé vào những trò chơi thú vị và hấp dẫn nhé!

    Mọc răng là quá trình phát triển tất yếu mà mỗi bé đều sẽ phải trải qua. Bỉm mỏng cho bé Smee hy vọng bài viết hữu ích cho các mẹ. 

    Bài viết liên quan

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé là một thói quen vô cùng quan trọng để giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ về bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,…Trong bài viết này, Smee sẽ...

    Chăm sóc răng cho bé giai đoạn ăn dặm như thế nào?

    Chăm sóc răng cho bé giai đoạn ăn dặm như thế nào?

    Có không ít cha mẹ lầm tưởng rằng việc chăm sóc răng sữa cho bé dưới 1 tuổi là không quan trọng, thậm chí là không cần thiết, bởi những chiếc răng này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Các bác sĩ...

    Phân biệt trẻ cảm sốt do mọc răng với cảm sốt thông thường

    Phân biệt trẻ cảm sốt do mọc răng với cảm sốt thông thường

    Có nhiều nguyên nhân gây sốt cho bé, trong đó có cả sốt do mọc răng. Bỉm mỏng cho bé Smee sẽ giúp ba mẹ phân biệt sốt mọc răng và sốt do bệnh nhé