Tại sao trẻ sơ sinh thường khó ngủ?

2021-06-27 08:00:00 | Super Admin
Tại sao trẻ sơ sinh thường khó ngủ?
Mục lục

    Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm khi bắt đầu giấc ngủ. Thông thường, bé sẽ có biểu hiện khóc gắt ngủ trước khi ngủ sâu giấc. Từ khi ra đời cho tới khi 3 tuổi, khá nhiều bé gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn. Nguyên nhân khiến bé thiếu ngủ là gì, cách giải quyết chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh như thế nào? Smee sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về giấc ngủ của bé.

    Hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc

    Trẻ sơ sinh cần được ngủ sâu và đủ giấc

    Với trẻ sơ sinh, mỗi ngày bé sẽ ngủ trung bình khoảng 18 đến 20 giờ. Các bé sẽ ngủ gần như suốt cả ngày lẫn đêm và chỉ dậy khi đói. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ chưa phân biệt được ngày và đêm nên sẽ có không ít bé ngủ nhiều vào ban ngày và đêm thì thức. Từ 3 tháng tuổi, bé sẽ dần nhận biết được ngày và đêm.

    Khi ngủ, các tế bào não của trẻ sơ sinh phát triển rất mạnh mẽ. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển toàn về trí não của trẻ. Trong 30 ngày sau sinh, các tế bào não đã đạt được 80% so với não của trẻ lúc 3 tháng tuổi và khi trẻ được 3 tuổi, não bộ đã đạt được 80% tế bào não lúc trưởng thành. Vì thế, việc ngủ đủ giấc trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về trí tuệ của trẻ sau này. Thời gian ngủ cũng là lúc bé sắp xếp và xử lý các thông tin được tiếp nhận trong ngày, cơ thể của bé cũng sẽ tăng sản xuất các hormone cần thiết cho sự chuyển hóa và phát triển về thể chất.

    Trẻ muốn lớn nhanh và khỏe mạnh rất cần phải có giấc ngủ ngon, sâu và ngủ đủ lâu. Tuy vậy, không có nhiều em bé ngay sau khi sinh đã có được giấc ngủ tốt. Trái lại, có không ít bé gặp phải các biểu hiện của việc rối loạn giấc ngủ như trẻ khó đi vào giấc, trẻ gắt ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc, trẻ giật mình quấy khóc… Theo các chuyên gia, nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ không được cải thiện, sức khỏe, trí tuệ, hành vi và cảm xúc của bé sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

    Đâu là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc?

    Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc

    Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc

    Xét về nguyên nhân gây tình trạng khó ngủ và ngủ không sâu giấc ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ nhi khoa cho rằng có cả nguyên nhân về sinh lý, nguyên nhân bệnh lý và các nguyên nhân do chế độ sinh hoạt.

    Về nguyên nhân sinh lý, giấc ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) ở trẻ sơ sinh chiếm đến 50%. Giấc ngủ REM ở người lớn chỉ chiếm 25%. Đặc điểm của giấc ngủ REM là cơ quan hô hấp và não bộ tăng hoạt động, bé thở nhanh, nhịp tim nhanh. Vì vậy mà bé sẽ ngủ không sâu giấc, khi có tác động từ môi trường bên ngoài thì sẽ rất dễ thức giấc. Ngoài ra, trẻ ngủ không sâu giấc và quấy khóc còn bởi ăn quá no hoặc bị đói. Cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khó vào giấc ngủ vì trẻ đang ở các giai đoạn phát triển như tập lẫy, tập bò, tập đi, hoặc đang mọc răng…

    Các nguyên nhân bệnh lý khiến bé khó ngủ và ngủ không sâu giấc phải kể tới là trường hợp bé bị còi xương, thiếu canxi, thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm, mange, sắt, hoặc tình trạng bé bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, mũi họng, viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản… làm trẻ khó thở, khó ngủ.

    Ngoài ra, một số nguyên nhân khác do lối sinh hoạt cũng ảnh hưởng làm trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Chẳng hạn, nhiều mẹ làm cho bé có thói quen phải được bồng bế ru để ngủ, lâu dần, nếu khỗng được bế ẵm thì sẽ không ngủ được. Hoặc nhiều bé có lịch trình ngủ không hợp lý, giấc ban ngày quá dài nên khó ngủ vào buổi tối. Cũng có thể bé bị khó ngủ còn do nơi ngủ có quá nhiều ánh sang hoặc quá ồn ào…

    Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc không khó

    Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc

    Cha mẹ phải làm gì để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc?

    Trước hết, cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để xem bé có gặp phải tình trạng bệnh lý nào như suy dinh dưỡng hay thiếu vi chất, viêm đường hô hấp… hay không. Nếu được phát hiện và điều trị các bệnh lý này kịp thời, bé sẽ ngủ ngon trở lại.

    Trong trường hợp bé không gặp phải các vấn đề về bệnh lý, hãy giúp bé dần biết phân biệt ngày và đêm. Ban ngày hãy mở cửa để ánh sang vào phòng, ban đêm giữ phòng ngủ tối, không gian yên tĩnh. Đồng thời, cha mẹ hãy giúp bé có một lịch ngủ cố định, phù hợp với lịch ăn để bé không bị quá đói hoặc quá no khi đi ngủ.

    Smee gợi ý cha mẹ hãy thử tắm cho bé trước khi đi ngủ, không những giúp bé sạch sẽ mà còn hạn chế tình trạng ngứa ngáy khi ngủ, bé sẽ ngủ ngon hơn đấy! Các vùng dễ bị lạnh như bụng, gáy, lưng… cũng có thể thoa thêm dầu vào để bé ngủ ngon, sâu giấc hơn. Ngoài ra, cha mẹ hãy massage cho bé vào vùng chân và bụng khoảng 15 – 20 phút trước khi đi ngủ, chắc chắn bé sẽ dễ vào giấc hơn đấy!

    Bên cạnh đó, khi nhận thấy những dấu hiệu bé buồn ngủ như chớp mắt, dụi mắt, ngáp…, cha mẹ hãy cho bé đi ngủ để giúp bé dễ dàng vào giấc. Hãy tạo cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ nữa cha mẹ nhé!

    Bài viết liên quan

    Giải mã giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

    Giải mã giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

    Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có vai trò vô cùng quan trọng không kém gì chế độ dinh dưỡng. Khi bé ngủ đủ giấc, bé sẽ nhanh lớn hơn, sức đề kháng tốt hơn và không quấy khóc cha mẹ. Bé sơ sinh dành phần lớn t...