Có thể nói rằng từ khi chúng ta phát minh ra bỉm, chị em phụ nữ đã giảm thiểu rất nhiều gánh nặng trong việc chăm sóc con cái. Bỉm giúp chúng ta tiết kiệm thời gian giặt giũ, dọn dẹp, có thêm nhiều thời gian cho bản thân. Mặc dù vậy, câu chuyện quanh chiếc bỉm vẫn là đề tài bàn tán của khá nhiều người, đặc biệt là các quan niệm sai lầm. Smee sẽ cùng bạn đọc “bóc mẽ” các thông tin thiếu khoa học về chiếc bỉm với bài viết này nhé!
Quan niệm sai lầm 1: Đóng bỉm lâu con đi chân vòng kiềng
Đây là quan niệm sai lầm thường được nhiều người truyền tai nhau. Quan niệm thiếu cơ sở khoa học. Việc bé có bị chân vòng kiềng hay không là do di truyền hoặc do chế độ dinh dưỡng sai cách. Hoặc bé còi xương, hoặc béo phì hoặc do tập đứng/đi sai cách. Hàng triệu triệu bà mẹ trên thế giới vẫn nuôi con và đóng bỉm. Nếu đóng bỉm mà chân bị vòng kiềng thì chắc những đứa trẻ sinh ở thời đại này đều bị cả.
Chúng ta nên xóa bỏ quan niệm này và đánh giá, nhìn nhận khoa học hơn.
Quan niệm sai lầm 2: Cứ chọn bỉm đắt tiền con sẽ không bị hăm
Thực tế, nếu bỉm không đảm bảo chất lượng, trẻ nhỏ sẽ dễ bị mắc các bệnh về da như hăm, tấy đỏ… Tuy nhiên cho dù là bỉm đắt hay bỉm rẻ, nếu ba mẹ không chịu thay và vệ sinh cho con đúng cách thì bé sẽ dễ nhiễm khuẩn, dẫn đến hăm tã.
Nhiều người còn quan niệm mua bỉm đắt rồi nên không lo bé bị hăm. Ba mẹ không thường xuyên thay bỉm cho con, cuối cùng bé vẫn bị hăm tã, mẩn đỏ, khó chịu. Đây cũng là quan niệm sai lầm. Dù ba mẹ dùng bỉm gì cho bé thì cũng cần quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và đặc biệt phải thay bỉm thường xuyên cho con ngay cả khi bé không đi vệ sinh. Tối đa 4 tiếng, ba mẹ nên thay bỉm cho bé 1 lần.
Quan niệm sai lầm 3: Đóng bỉm làm hẹp bao quy đầu
Đây là ‘lời đồn đại thiếu khoa học” của rất nhiều người. Thực tế, các bé hầu như chỉ đeo bỉm đến 3 tuổi. Từ khi sinh đến 3 tuổi, bé không sản xuất tinh trùng. Nam giới sản xuất tinh trùng khi đến tuổi dậy thì. Vậy nên chẳng có chuyện đeo bỉm ảnh hưởng tới bao quy đầu hay chức năng sinh sản của bé cả.
Chỉ một chiếc bỉm thôi mà có cả nghìn lời đồn đại. Nhưng ba mẹ yên tâm nhé, không có mấy chuyện trên xảy ra đâu.
Bỉm giúp chúng ta giải phóng lao động. Các bé sử dụng bỉm từ khi sơ sinh vẫn lớn lên khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Thay vì bàn tán, thêm bớt, đồn đại thiếu khoa học, chúng ta nên cảm ơn những người đã phát minh ra chiếc bỉm.
Bỉm cho bé loại nào thì tốt? Bỉm cho bé loại nào chống hăm? Nếu ba mẹ đang tìm kiếm câu trả lời trên thì có thể tham khảo dòng bỉm nhập khẩu Malaysia của Smee nhé.
Để biết thêm chi tiết, bạn đọc xin vui lòng truy cập:
https://hangantoan.com/bim-smee
============
BỈM SMEE- BÉ THÍCH MẸ VUI
📍 Add: Nhà B1, Lô 6, KĐT Định Công, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
📞 Hotline: 08.6882.6681 / 0243.2222.145
🌐 Website: https://hangantoan.com/
#bimsmee, #bimnhapkhau, #bimchongtran, #bimchonghamta, #bimchobe