Trẻ bị hăm nên dùng bỉm nào ?

2021-03-29 05:44:00 | Super Admin
Trẻ bị hăm nên dùng bỉm nào ?
Mục lục

    Da trẻ em khá nhạy cảm, mỏng, dễ tổn thương nên thường bị các vi khuẩn tấn công gây nên hiện tượng hăm tã. Một số vị trí ba mẹ cần lưu ý vệ sinh cho trẻ như cổ, nách, khuỷu tay, khuỷu chân, bẹn, mông, khu vực vùng kín…Hăm tã thường xuất hiện quanh vùng quấn tã của bé. Tại khu vực này, da bé sẽ tấy đỏ, nứt nẻ hoặc mưng mủ. Nguyên nhân chủ yếu của việc hăm tã là do vệ sinh sai cách và chọn bỉm không phù hợp với bé. Đối với trẻ có làn da nhạy cảm, thường xuyên bị hăm, ba mẹ nên dùng loại bỉm nào? Cùng Smee tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    Nguyên nhân, biểu hiện và các cấp độ của bệnh hăm tã

    Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ chủ yếu là do ba mẹ vệ sinh sai cách. Đóng bỉm quá lâu, đóng bỉm khi da bé còn ẩm ướt, không kịp thay bỉm cho bé khi đi vệ sinh khiến lượng chất thải ứ đọng ngoài da gây tổn thương.

    Mặt khác, nhiều bé bị dị ứng do dùng các loại nước giặt, kem bôi, phấn rôm… không phù hợp cũng gây nên hăm tã.

    Có 5 cấp độ hăm tã ở trẻ nhỏ ba mẹ cần lưu ý:

    • Cấp độ 1 (nhẹ): da bé sẽ ửng hồng tại vị trí hăm, có thể xuất hiện mụn nhỏ nhưng nhìn chung vẫn khô ráo.
    • Cấp đô thứ 2: xuất hiện những vết ửng đỏ diện tích nhỏ nằm rải rác trên da. Nhiều hơn cấp độ 1.
    • Hăm tã cấp độ 3 (trung bình): trên da bé xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn, vết hăm đậm, bắt đầu dày đặc.
    • Cấp độ 4: Vết hăm rõ rệt kèm theo nốt sần, bé bị sưng da nhẹ, mụn mủ
    • Cấp độ 5 (nặng): da bé tấy đỏ ở diện tích lớn, sưng và phù nề, mưng mủ

    5 cấp độ hăm tã ở trẻ nhỏ

    Theo các cấp độ trên, ban đầu da bé sẽ có hiện tượng mẩn đỏ nhẹ, sau đó nặng dần và lan sang các phần khác ngoài bộ phận sinh dục như bẹn, hông. Hăm tã được xếp vào trường hợp nặng khi da bé mưng mủ, bé quấy khóc, khó chịu, thậm chí bỏ bú. Trẻ bị tiêu chảy mắc hăm tã triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Bí quyết dùng bỉm cho bé không bị hăm da

    Dù hăm tã là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Cứ 4-5 trẻ lại có một trẻ mắc hăm tã. Tuy nhiên, hăm tã dễ chữa khỏi chỉ cần ba mẹ vệ sinh đúng cách cho bé. Trường hợp hăm tã nặng, bé bị sốt hoặc quấy khóc nhiều, ba mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế khám chữa bệnh kịp thời.

    Sử dụng bỉm khoa học, đúng cách sẽ giúp bé phòng chống hăm tã:

    + Chọn các loại bỉm phù hợp cho làn da nhạy cảm, mềm mịn, thấm hút tốt sẽ giảm thiểu tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.

    + Dùng bỉm phù hợp với cân nặng của bé, không mặc bỉm quá chật gây lằn da bé

    + Thay bỉm ngay khi bé vừa đi vệ sinh, không nên để bỉm quá lâu, tối đa 4 tiếng nên thay một lần kể cả khi bé không đi vệ sinh.

    + Dành 30 phút-1 tiếng mỗi ngày, “thả rông” không mặc bỉm để da bé thoáng mát.

    + vệ sinh nhẹ nhàng làn da trẻ, đặc biệt tại các khu vực có nếp gấp như cổ, bẹn, hông. Ba mẹ có thể sử dụng thêm các loại kem chống hăm theo chỉ định của bác sĩ.

    tre bi ham ta

    Smee- Bỉm chống hăm cho trẻ được nhiều ba mẹ tin dùng

    Bỉm Smee được khá nhiều ba mẹ tin dùng với đặc tính chống hăm hiệu quả, mềm mịn, thấm hút, thoáng khí, an toàn cho làn da của bé. Bỉm Smee được nhập khẩu từ Malaysia với thiết kế ôm sát mông bé chống tràn tốt đồng thời bề mặt bỉm có nhiều rãnh kim cương giúp bé thoải mái vận động không lo hầm bí. Ba mẹ có thể dùng bỉm Smee để phòng chống bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ. Ba mẹ cũng nên chú ý vệ sinh thường xuyên cho bé theo các chỉ dẫn phía trên.

    bim chong ham cho be - smee

    Smee mong rằng với bài viết này, ba mẹ đã cập nhật thêm kiến thức giúp bé phòng chống bệnh hăm tã. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh hăm tã, xin vui lòng để lại thông tin hỏi đáp phía dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đọc giải đáp. Chúc ba mẹ và các bé luôn mạnh khỏe.

     

     

    Bài viết liên quan

    Bé 2 tháng tuổi nên dùng loại bỉm nào?

    Bé 2 tháng tuổi nên dùng loại bỉm nào?

    Chọn tã giấy hay tã vải, bỉm dán hay bỉm quần? Tã vải thì tiết kiệm nhưng lau dọn cũng vất. Tã giấy hay bỉm thì tiện hơn nhưng bé 2 tháng tuổi thì nên chọn loại nào. Cùng bỉm Smee giải đáp thắc mắc tr...

    Chuyện chiếc bỉm và những lời đồn đại thiếu khoa học

    Chuyện chiếc bỉm và những lời đồn đại thiếu khoa học

    câu chuyện quanh chiếc bỉm vẫn là đề tài bàn tán của khá nhiều người, đặc biệt là các quan niệm sai lầm. Smee sẽ cùng bạn đọc “bóc mẽ” các thông tin thiếu khoa học về chiếc bỉm với bài viết này nhé!

    Giúp mẹ phân biệt tã giấy- tã vải- bỉm dán- bỉm quần

    Giúp mẹ phân biệt tã giấy- tã vải- bỉm dán- bỉm quần

    Giúp mẹ phân biệt Tã giấy, tã vải, bỉm dán, bỉm quần, miếng lót sơ sinh. Ưu điểm từng loại, lựa chọn các sản phẩm cho bé thích hợp với từng giai đoạn.