Hành trình phát triển ở trẻ dưới 1 tuổi qua “cái nâng đầu”

2021-08-02 08:00:00 | Super Admin
Hành trình phát triển ở trẻ dưới 1 tuổi qua “cái nâng đầu”
Mục lục

    Từ lúc sơ sinh bé chỉ biết nằm cho đến lúc biết nâng đầu lên để thực hiện cái lẫy lật đầu đời, đối với cha mẹ mà nói, đó thực sự là thời khắc mong chờ. Bé sẽ biết cách nâng đầu vững vàng hơn qua từng giai đoạn. Hoạt động nâng đầu sẽ phát triển qua các cột mốc quan trọng dưới 1 tuổi. Mời ba mẹ cùng Smee khám phá hành trình thú vị này nhé!

    Khi nào bé biết nâng đầu lên?

    Bé nâng đầu lên khi được 3 tháng tuổi

    Bé nâng đầu lên khi được 3 tháng tuổi

    Khi bé có khả năng kiểm soát đầu, cùng thời gian đó bé sẽ học cách nâng đầu và vai lên cao bằng cách sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Theo các chuyên gia, khoảng 3 tháng tuổi bé đã có thể hoàn thành bài học nâng đầu rồi.

    Theo đó, trong thời gian này cha mẹ đặt bé nằm sấp, bé sẽ tìm cách nâng đầu và vai lên cao với sự hỗ trợ của cánh tay. Động tác đẩy nhẹ từ từ này sẽ giúp bé tăng cường các cơ, tạo tiền đề cho các hoạt động lăn lộn và lật sau này. Chắc chắn cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên trước sự nỗ lực của con đấy. Tất nhiên, quá trình nâng đầu, lăn lộn và lật của bé sẽ tiến triển từng bước một qua các giai đoạn, việc của cha mẹ là quan sát con thật kỹ, sẵn sàng hỗ trợ ngay khi bé cần.

    Các giai đoạn đánh dấu quá trình nâng đầu lên của trẻ

    Qua từng giai đoạn bé sẽ nâng đầu một cách thuần thục

    Qua từng giai đoạn bé sẽ nâng đầu một cách thuần thục

    Giai đoạn 1: Từ 1 đến 3 tháng tuổi

    Từ 1 đến 3 tháng tuổi là giai đoạn cơ thể vào não bộ của trẻ đang học cách làm quen với thế giới bên ngoài. Cũng trong giai đoạn này trẻ có thể làm được một số việc như:

    + Bé sẽ cố gắng hết sức để nâng đầu và ngực lên cao, điều này chứng tỏ hệ cơ và xương của trẻ đã phát triển lên một mức độ mới.

    + Bé sẽ học cách cười và đáp lại nụ cười của bạn.

    + Ngoài ra bé sẽ rất chăm chú nhìn các đồ vật gây chú ý, đưa tay lên miệng, cầm nắm đồ vật hay chạm vào những đồ vật trong tầm mắt.

    Giai đoạn 2: Từ 4 đến 6 tháng tuổi

    Ở giai đoạn này bé học cách tiếp cận và thực hiện những điều mà bé muốn với thế giới xung quanh. Qúa trình ngẩng đầu lên vì thế cũng tiến triển tích cực hơn.

    + Bé bắt đầu lật qua lật lại và trườn tới những nơi mà mình muốn.

    + Bé có thể cười thành tiếng và phát ra những âm thanh như ngôn ngữ thực.

    + Bé đưa tay ra cầm nắm các đồ vật trong tầm mắt và dùng tay để điều khiển chúng.

    Giai đoạn 3: Từ 7 đến 9 tháng tuổi

    Trong giai đoạn này, không dừng lại ở hành động nâng đầu lên nữa mà bé đã có thể hoạt động và di chuyển nhiều hơn thông qua hình thức lết hoặc bò. Vì vậy, cha mẹ hãy cùng con tận hưởng khoảng thời gian này nhé.

    + Bé bò bằng tay và đầu gối, kèm theo các động tác như trườn. Cá biệt có những bé bỏ qua bước bò mà chỉ trườn rồi sang tập đi.

    + Lúc này bé có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ.

    + Bé biết cách vỗ tay và thích thú với các trò chơi trốn tìm, tìm đồ vật.

    + Ở giai đoạn này cha mẹ hãy tìm những phương pháp để kích thích trí não của bé phát triển, đặc biệt cần đảm bảo an toàn cho bé.

    Giai đoạn 4: Từ 10 đến 12 tháng

    Đây là giai đoạn đánh dấu những tháng cuối cùng của năm đầu tiên, cũng là giai đoạn bé hoàn thành quá trình chuyển đổi từ bé sơ sinh sang em bé. Vì vậy, bé có thể làm được nhiều thứ:

    + Bé tự ăn bằng muỗng, thao tác cầm nắm trở lên thành thục.

    + Bé có thể nói một, hai từ đơn giản như bà, mẹ.

    + Bé bắt chước rất nhanh các hành động của người lớn.

    Xem thêm: Các cột mốc phát triển cho bé trong năm đầu tiên

    Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ biết cách nâng đầu lên nhanh chóng?

    Cha mẹ hãy giúp bé hoàn thành thử thách nâng đầu

    Cha mẹ hãy giúp bé hoàn thành thử thách nâng đầu

    Biết cách nâng đầu lên qua từng giai đoạn là một trong những yếu tố làm nên sự phát triển của bé trong năm đầu tiên. Để hỗ trợ bé hoàn thành điều này cha mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh bé được an toàn bằng cách:

    + Tuyệt đối không lay cổ bé trong giai đoạn này vì nó còn rất yếu, nếu lắc hay lay có thể làm tổn thương não và khiến bé tử vong.

    + Khuyến khích kỹ năng mới của bé thông qua các trò chơi, nếu thấy bé cố gắng nâng đầu lên cha mẹ hãy dùng một đồ vật bắt mắt đặt trước mặt trẻ để kích thích trẻ ngẩng mặt lên nhìn.

    + Luôn khen ngợi nỗ lực của bé bằng cách vỗ tay hoặc cười với bé.

    + Hỗ trợ khi bé cần, bởi khi mới tập nâng đầu, cổ của bé còn rất yếu nên cha mẹ hãy quan sát kỹ để hỗ trợ bé kịp thời.

    + Tuyệt đối không để bé một mình trên giường khi đang tập các động tác nâng đầu, lật lẫy.

    Bé có thể tự nâng đầu lên là thành tích đầu tiên bé đạt được trong năm đầu đời. Vì vậy, ngoài nỗ lực của bé cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con nhé. Nếu phát hiện ra điều gì đó không ổn, cha mẹ hãy ngay lập tức hỏi ý kiến bác sĩ để kịp thời can thiệp. Smee hy vọng những chia sẻ qua bài viết này sẽ là chỉ dẫn để cha mẹ giúp bé hoàn thành nhiều hơn nữa các bài học đầu tiên.

    Bài viết liên quan

    Những cột mốc phát triển của bé trong năm đầu tiên

    Những cột mốc phát triển của bé trong năm đầu tiên

    Từ lúc chào đời đến khi tròn 1 tuổi, bé yêu trải qua rất nhiều sự thay đổi, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngay về mặt vận động, bé cũng dần có những thay đổi đáng kể, như từng bước dưới đây...

    Bé 6 tháng tuổi – Cột mốc đánh dấu sự phát triển về mọi mặt của bé

    Bé 6 tháng tuổi – Cột mốc đánh dấu sự phát triển về mọi mặt của bé

    Khi bé bước sang tháng thứ 6, cha mẹ sẽ ngỡ ngàng với những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt của bé, từ thể chất lẫn trí tuệ, cảm xúc… Vậy cột mốc 6 tháng tuổi với bé có gì đặc biệt: bé sẽ biết làm...

    Vì sao bé không nên bỏ qua giai đoạn tập bò?

    Vì sao bé không nên bỏ qua giai đoạn tập bò?

    hời điểm bé biết bò được xác định là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn lên của trẻ. Lúc ấy, con đã có thể chủ động di chuyển để khám phá thế giới rộng lớn. Vậy vì sao bé không nên bỏ qua...