Khám phá sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

2021-07-08 09:13:00 | Super Admin
Khám phá sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Mục lục

    Khi được 4 tháng tuổi, bé yêu của mẹ đã có những thay đổi đáng kể về thể chất và trí não. Sự phát triển từng ngày của bé giai đoạn này ra sao? Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi như thế nào là khoa học nhất? Smee sẽ bật mí cho mẹ trong bài viết dưới đây!

    Các dấu mốc phát triển vượt trội của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

    Không ngừng khuyến khích bé khám phá thế giới xung quanh mẹ nhé!

    Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có sự phát triển thể chất nhanh chóng

    So với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, bé 4 tháng sẽ cứng cáp hơn một chút. Thông thường, khi được 4 tháng tuổi, bé trai sẽ đạt chiều cao 63,8cm và cân nặng 7kg, còn bé gái sẽ đạt 62cm và 6,4kg. Mẹ nên nhớ cần cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để bé phát triển tốt về thể chất ở giai đoạn này. Các chỉ số về vòng đầu, vòng ngực của bé cũng đều phát triển, phần thóp sau và đường khớp đã khép lại, thóp trước thì vẫn chưa khép hoàn toàn.

    Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi không chỉ phát triển nhanh về thể chất mà đã bắt đầu phát triển rõ rệt về các mặt nhận thức. Bé đã bắt đầu biết thể hiện cảm xúc vui, buồn, biết cười có ý thức, biết cau mày hay khóc, mếu…

    Giai đoạn này, bé cũng đã biết cho đồ vật vào miệng để khám phá, mắt và tay đã có sự kết hợp nhịp nhàng, mắt bé nhìn còn tay thì với đồ vật. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng đã phản ứng lại được với âm thanh, hình ảnh. Sang tháng thứ 4, bé yêu của mẹ đã biết nhận ra sự tương phản về màu sắc. Bé biết thay đổi tầm nhìn của mắt theo chuyển động của hình ảnh. Bé cũng đã biệt nhận ra người thân và những đồ vật quen thuộc của mình.

    Về khả năng giao tiếp, bé đã biết bắt chước theo các âm thanh mà mình nghe được. Tiếng khóc của bé cũng rất đa dạng, khi đói, khi đau hay khi đòi hỏi đồ chơi cũng sẽ có những tiếng khóc khác nhau.

    Về vận động, trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đã có thể thực hiện được nhiều hoạt động vận động thô. Đầu của bé đã ổn định và lưng chắc chắn hơn. Bé đã biết cân bằng phần đầu, chân và thân, biết dồn lực xuống vùng chân khi được đặt đứng trên mặt phẳng. Bé biết đưa 2 tay nắm lấy nhau, biết tự đưa đồ vật vào miệng. Giai đoạn này, bé cũng đã biết lật, lẫy mà không cần sự hỗ trợ của mẹ.

    Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đúng cách, khoa học

    Hiểu về giai đoạn phát triển của bé để biết cách chăm sóc hợp lý

    Hiểu về giai đoạn phát triển của bé để biết cách chăm sóc hợp lý

    4 tháng tuổi là giai đoạn phát triển rất quan trọng. Lúc này, bé đang học hỏi nhiều kỹ năng mới và rất muốn được khám phá thế giới xung quanh. Bởi vậy, nhiệm vụ của mẹ là phải đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, chăm lo giấc ngủ cho bé và tạo cho bé môi trường học hỏi, khám phá tốt nhất.

    Các chuyên gia khuyên mẹ chưa nên cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi ăn dặm. Mỗi ngày, bé cần được ăn khoảng 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ, tổng lượng sữa một ngày bé cần khoảng 900ml, mỗi cữ khoảng 120ml – 180ml. Về thời gian ngủ, tổng thời gian ngủ trong ngày của bé vào khoảng 14 – 16 tiếng. Giấc ngủ ban đêm, có nhiều bé đã có thể ngủ liên tục được khoảng 7 – 8 giờ. Mẹ hãy lập thời gian biểu sinh hoạt phù hợp cho bé, sắp xếp để thời gian ăn, chơi, tắm, ngủ ngày và ngủ đêm khoa học nhất.

    Các loại vắc xin bé cần phải tiêm ở độ tuổi này là vắc xin phế cầu, rota virus, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt… Thời điểm 4 tháng tuổi, bé cũng sẽ chuẩn bị cho việc mọc răng và bắt đầu chảy dãi nhiều. Trong khi trông bé, mẹ hãy thật cẩn thận với các đồ vật nhỏ nhé!

    Hiểu về giai đoạn phát triển của bé để biết cách chăm sóc hợp lý

    Không ngừng khuyến khích bé khám phá thế giới xung quanh mẹ nhé!

    Để bé phát triển thật tốt ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ, người lớn. Lúc này bé đã có thể chơi đùa nhiều hơn, mẹ hãy khuyến khích con chơi đồ chơi và chơi với con nhiều hơn.  Theo đó, hãy thường xuyên dành thời gian để hát, đọc sách cho bé nghe, bắt chước các âm thanh mà bé phát ra, khuyến khích trẻ nói chuyện và tương tác với mình. Ngoài ra, mẹ hãy tạo cho bé không gian để bé khám phá về thế giới, lựa chọn cho bé các món đồ chơi phù hợp như tranh ảnh màu sắc, xúc xắc, các đồ treo nôi…

    Đặc biệt, mẹ hãy giúp bé vận động bằng cách giữ bé đứng thẳng trên sàn, hoặc đặt con lên bụng mình để bé có thể tự đẩy mình lên hay cho bé nằm sấp… Đừng quên vỗ tay động viên, khích lệ bé khi bé vận động mẹ nhé!

    Smee cũng nhắc mẹ cần lưu ý hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ gặp các biểu hiện bất thường như không cười với mẹ, không nhìn theo khi đồ vật chuyển động, không phát ra bất cứ âm thanh nào, có vấn đề về chuyển động của mắt, khi đặt đứng thẳng thì bé không dồn lực xuống chân…

    Bài viết liên quan

    Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

    Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

    Từ khi lọt lòng mẹ cho tới 1 tuổi, bé sơ sinh sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng. Ba mẹ có thể thấy bé lớn lên từng ngày, thay đổi nhanh về cân nặng, chiều cao cũng như các kỹ năng cơ b...

    Sự tăng trưởng và phát triển của bé 3 tháng tuổi như thế nào?

    Sự tăng trưởng và phát triển của bé 3 tháng tuổi như thế nào?

    Khi bé được 3 tháng tuổi cũng là lúc bắt đầu cho những trải nghiệm tuyệt vời đối với cha mẹ. Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của con ở giai đoạn này chắc chắn sẽ đem đến cho cha mẹ nhiều điều...

    Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết làm gì?

    Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết làm gì?

    Trẻ sơ sinh một tháng tuổi dành phần lớn thời gian để ngủ. Ở tháng đầu tiên, ba mẹ thường khó nhận biết sự tăng trưởng của bé. Tuy vậy, bé đã bắt đầu biết cảm nhận về thế giới xung quanh. Với cột mốc...