Mang thai và sinh nở là hạnh phúc của mẹ, nhưng đây cũng là một quá tình đầy mệt mỏi và áp lực. Theo thống kê, có đến 83% phụ nữ thay đổi tính cách sau sinh. Trong đó chiếm 10-20% các mẹ gặp trầm cảm sau sinh. Vậy trầm cảm sau sinh là gì? Gây nguy hiểm thế nào đến mẹ và con? Cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh thế nào? Cha mẹ cùng tỉm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp các câu hỏi trên nhé!
Hiểu về trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là tình trạng người mẹ bị rối loạn cảm xúc, tâm lý sau khi sinh. Bệnh lý có thể tiến triển nặng nề nếu không có những sự can thiệp từ bên ngoài. Nguy hiểm nhất là bệnh phát triển theo hành vi cực đoan gây hại cho chính người mẹ hoặc làm hại đến con.
Bệnh nhân gặp tình trạng trầm cảm sau sinh thường không ý thức được mình đang mắc bệnh. Họ luôn trong tình trạng buồn bã, mệt mỏi, thiếu tập trung,… Thậm chí nguy hiểm hơn, người mẹ còn sinh ra cảm giác chán ghét hoặc thậm chí là muốn giết cả con mình. Vì vậy, việc người thân trong gia đình cần có sự quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh là vô cùng cần thiết. Tốt hơn hết, các biện pháp phòng ngừa trầm cảm sau sinh nên được thực hiện từ khi người mẹ đang mang thai.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Mỗi gia đình sẽ có những hoàn cảnh khác nhau và những mối bận tâm của người mẹ cũng vậy. Mặc dù, mỗi người làm mẹ đều có những áp lực, khó khăn riêng, tuy nhiên hầu hết khi mắc trầm cảm sau sinh các mẹ đều có những biểu hiện sau:
- Tâm trạng của mẹ luôn cảm thấy buồn chán, vô vọng, trống rỗng, áp lực về mọi thứ không rõ nguyên nhẫn.
- Người mẹ cảm thấy sợ hãi, lo âu, cáu gắt và khó kìm chế được cảm xúc của mình.
- Bắt đầu xuất hiện tình trạng thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ quá nhiều.
- Mẹ sau sinh thường xuyên suy nghĩ tiêu và khóc nhiều hơn bình thường.
- Mẹ thường gặp vấn đề về đau dạ dày, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, tinh thần suy sụp.
- Sản phụ thay đổi tính cách, sở thích của bản thân, không muốn tiếp xúc với người ngoài, người thân, bạn bè. Thậm chí mẹ không muốn gần gũi con.
- Khi trầm cảm sau sinh tiến triển nặng, người mẹ sẽ gặp những dấu hiệu nguy hiểm hơn như: hình thành các hoang tưởng, ảo giác, xuất hiện suy nghĩ không đủ khả năng làm mẹ và suy nghĩ tự làm hại đến bản thân và con.
Những triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường dễ bị bỏ qua do tâm lý chủ quan, coi thường của mọi người. Do đó, bản thân và gia đình cần chú ý quan sát để nhận biết các triệu chứng, phát hiện kịp thời để khắc phục trầm cảm sau sinh hiệu quả.
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Các bậc phụ huynh thường sai lầm khi nghĩ rằng phòng ngừa trầm cảm sau sinh chỉ thực hiện sau khi người mẹ sinh. Thực tế cho thấy để phòng ngừa bệnh này hiệu quả người mẹ phải được áp dụng các biện pháp tâm lý ngay từ khi mang thai. Vậy cụ thể chúng ta nên làm gì để giúp mẹ phòng ngừa trầm cảm sau sinh?
Chuẩn bị cho mẹ tâm lý vững vàng trước khi sinh
- Nguy cơ gặp trầm cảm sau sinh sẽ hạn chế xảy ra khi thai phụ được khám sức khỏe định kỳ và nhận được những lời khuyên từ bác sĩ.
- Người mẹ cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học. Đặc biệt trong khoảng thời gian mang thai, các mẹ cần bổ sung thêm sắt, vitamin, khoáng chất,… giúp cả mẹ và con cùng khỏe mạnh.
- Tốt hơn hết, cha mẹ nên tham gia vào các lớp học trang bị kiến thức khi lần đầu làm cha mẹ. Lớp học này chắc chắn sẽ cung cấp thêm được nhiều điều bổ ích giúp cho tâm lí cha mẹ được thoải mái nhất.
Thư giãn cho mẹ sau sinh
- Đặc biệt mẹ sau sinh gặp phải nhiều sự thay đổi, việc vui buồn và lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Giải pháp tốt nhất là mẹ hãy nói ra nỗi lòng của mình với người thân, bạn bè hay thậm chí là với bác sĩ. Bởi vì, khi nhận được sự sẻ chia tâm lí của mẹ chắc chắn sẽ được cải thiện phần nào.
- Dù bận rộn ra sao, các mẹ cũng đừng quên dành cho mình thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Đặc biệt, duy trì chế độ ăn uống và tập luyện thể dục nhẹ nhàng là điều cần thiết trong khoảng thời gian này để giúp phòng ngừa trầm cảm sau sinh.
- Các mẹ có thể chủ động phòng ngừa trầm cảm sau sinh bằng cách nghĩ việc làm mẹ như một sự thay đổi về công việc và không quá cầu toàn rằng mọi thứ phải thật hoàn hảo.
- Sau khi sinh, các mẹ thường quá bận rộn với công việc mà thiếu mất sự giao tiếp với xã hội. Điều này chính là thứ nuôi dưỡng bệnh trầm cảm. Vậy nên, các mẹ hãy cố gắng tham gia vào các hội nhóm, trò chuyện cùng bạn bè để được chia sẻ và giải tỏa căng thẳng. Đương nhiên nếu các mẹ cảm thấy không có thời gian cho mình thì việc tìm những sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh là cần thiết.
Bệnh trầm cảm sau sinh tưởng chừng đơn giản nhưng mang lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy, phòng ngừa trầm cảm sau sinh ngay từ khi mẹ còn mang thai là điều rất cần thiết. Lời cuối, Smee mong rằng các mẹ luôn lạc quan, yêu đời và chăm con thật khỏe mạnh nhé!