Xử trí thế nào khi bé bỏ bú mẹ?

2021-05-28 08:00:00 | Super Admin
Xử trí thế nào khi bé bỏ bú mẹ?
Mục lục

    Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, chắc chắn các mẹ sẽ gặp phải trường hợp bé bỏ bú mẹ. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bỏ bú mẹ? Việc bé bỏ bú mẹ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Xử trí tình trạng bé bỏ bú mẹ như thế nào? Smee sẽ giúp mẹ tìm câu trả lời ngay trong bài viết này!

    Nguyên nhân của tình trạng bé bỏ bú mẹ

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bỏ bú mẹ

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bỏ bú mẹ

    Bé bỏ bú mẹ là trường hợp bé đột ngột từ chối việc bú mẹ mặc dù trước đó bé đang bú tốt. Tình trạng này có thể kéo dài trong một số lần cho bé ăn hoặc thậm chí vài ngày, vài tháng. Chắc chắn tình trạng bé bỏ bú mẹ sẽ khiến cả mẹ và bé đều cảm thấy khó chịu, và thậm chí là lo lắng.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé đột ngột bỏ bú mẹ. Thông thường, bé bỏ bú mẹ là phản ứng tạm thời của bé với một số yếu tố bên ngoài chứ không phải là dấu hiệu của việc đến lúc cai sữa. Nguyên nhân của tình trạng bỏ bú đôi khi có thể xác định được, nhưng thường xuyên không xác định được.

    Theo các chuyên gia, những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bỏ bú mẹ thường là do mẹ thay đổi xà bông, nước hoa hay chất khử mùi, kem dưỡng da… khác với ngày thường. Cũng có thể bé bỏ bú mẹ do bé bị bệnh hoặc chấn thương như nghẹt mũi, nhiệt miệng hay tưa miệng… nên bé khó chịu trong việc bú mẹ. Hoặc đa phần là do bé bị đau lợi vì mọc răng. Một số trường hợp bé ngưng bú mẹ do người mẹ không đủ sữa cho con hoặc mẹ đang sử dụng một số loại thuốc nào đó làm cho sữa có vị đắng …

    Thêm một nguyên nhân khiến bé không muốn bú mẹ nữa là do mẹ thường xuyên xa bé và không dành nhiều thời gian cho con. Ngoài ra, cũng có trường hợp bé đột ngột bỏ bú do mẹ phản ứng quá mạnh khi bé căn mẹ, làm bé sợ hãi. Hoặc có thể do mẹ có quá nhiều sữa, sữa mẹ chảy vào miệng bé quá nhanh và phun mạnh khiến bé không thể kiểm soát được, bé sẽ có phản xạ sợ và không muốn bú mẹ nữa…

    Xem thêm: Cho bé bú đúng cách như thế nào?

    Bé bỏ bú mẹ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bé?

    Bé bỏ bú mẹ lâu dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ

    Bỏ bú mẹ sẽ khiến bé đối mặt với nhiều ảnh hưởng xấu về sức khỏe

    Cho dù bé bỏ bú mẹ vì nguyên nhân gì, nhưng có một điều chắc chắn là khi bé bỏ bú, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất bình tĩnh và khó chịu. Về phía sức khỏe của bé, tình trạng bé bỏ bú mẹ sẽ có thể dẫn đến nhiều hậu quả.

    Trước hết, do thiếu nguồn sữa mẹ, bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng. So với sữa công thức, sữa mẹ có một lượng kháng thể lớn hơn rất nhiều. Bởi vậy, kể cả bé có bú bình sữa công thức, bé cũng sẽ không thể nhận được đủ lượng kháng thể cần thiết. Bé sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng do thiếu kháng thể từ sữa mẹ như bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, rubella… Hơn nữa, việc bé bỏ bú mẹ sẽ làm mẹ tiết ít sữa hơn, tình cảm mẹ con cũng sẽ mờ nhạt hơn.

    Giải pháp để giúp bé quay trở lại bú mẹ bình thường

    Mẹ hãy thật kiên nhẫn để giúp bé bú mẹ trở lại nhé!

    Mẹ hãy thật kiên nhẫn để giúp bé bú mẹ trở lại nhé!

    Để bé quay trở lại bú mẹ bình thường, Smee khuyên mẹ trước hết cần đảm bảo rằng mẹ có đủ sữa để nuôi bé và không quên nhiệm vụ duy trì nguồn sữa cho con. Trong thời gian bé bỏ bú, mẹ hãy thực hiện việc vắt sữa thường xuyên để không bị giảm lượng sữa tiết ra. Hơn nữa, việc hút sữa còn giúp mẹ tránh khỏi tình trạng viêm vú tiềm ẩn hoặc tắc ống dẫn sữa. Mẹ cũng lưu ý rằng, nếu trong thời gian cho con bú mà phải sử dụng thuốc, mẹ hãy nói rõ với bác sĩ để cân nhắc việc kê đơn thuốc cho mẹ những loại thuốc ít ảnh hưởng đến mùi vị của sữa.

    Đối với bé, mẹ hãy kiểm tra thật kỹ xem bé có đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không. Có nhiều bé bỏ bú mẹ vì bị nhiễm trùng ở tai, hay nhiễm trùng bang quang, ngạt mũi, hay mọc răng… Nếu bé đang bị ngạt mũi, mẹ hãy thử thay đổi vị trí cho bé bú bằng tư thế nằm thẳng hơn. Còn nếu bé đang mọc răng, mẹ hãy mát xa cho vùng lợi của bé bằng khăn sạch trước khi cho bé bú mẹ. Mẹ cũng hãy thử không sử dụng nước hoa hay các chất khử mùi trong một vài ngày xem bé có bú mẹ trở lại hay không.

    Trong thời gian bé bỏ bú, mẹ hãy hạn chế việc cho bé ngậm núm vú giả hoặc sử dụng bình sữa. Việc bú mẹ là một nhu cầu tự nhiên của bé, nếu bé thích bú bình hơn, mẹ chỉ nên cho bé bú bình ở mức tối thiểu. Tốt nhất là mẹ hãy nhờ người khác cho bé bú bình.

    Để tập lại việc bú mẹ, mẹ hãy cho bé tiếp xúc với vú mẹ nhiều hơn và thử cho bé bú vào thời điểm bé đang bị đói hoặc buồn ngủ. Những thời điểm này, bé thường sẽ thích bú mẹ hơn đấy! Đồng thời, mẹ hãy lưu ý để hạn chế các tiếng ồn và những phiền nhiễu khác khi đang cho bé bú. Tốt hơn cả là mẹ cho em bé bú trong một căn phòng yên tĩnh với ánh sang dịu nhẹ. Trước khi bú, hãy ôm và âu yếm con bằng giọng nói nhẹ nhàng, tiếp xúc da kề da với bé. Âm nhạc êm dịu cũng có thể hỗ trợ hiệu quả việc bé bú mẹ trở lại.

    Smee khuyên mẹ hãy bình tĩnh và đừng cố gắng quá sức trong việc ép bé bú mẹ bởi theo các chuyên gia, cố gắng ép bé thực hiện việc bú mẹ thậm chí còn có thể khiến tình trạng bé bỏ bú trở nên trầm trọng hơn. Hãy kiên trì và vẫn đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ cho con trong giai đoạn này, đồng thời xử trí thật khéo léo, linh hoạt để bé quay trở lại việc bú mẹ, mẹ nhé!

     

    Bài viết liên quan

    3 Rối Loạn Tiêu Hóa Hầu Hết Trẻ Đều Mắc Phải

    3 Rối Loạn Tiêu Hóa Hầu Hết Trẻ Đều Mắc Phải

    Rối loạn tiêu hóa đang là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất cản trở quá trình tăng trưởng của trẻ. Nhưng cũng bởi vì tình trạng này khá phổ biến nên rất nhiều bậc phụ huynh trở nên chủ quan, gây...

    Cách chọn và sử dụng sữa công thức cho bé không phải mẹ nào cũng biết

    Cách chọn và sử dụng sữa công thức cho bé không phải mẹ nào cũng biết

    Làm thế nào để có thể chọn được loại sữa tốt và phù hợp nhất với con mình? Những gợi ý của Smee trong bài viết dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích cho các mẹ!

    Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần ăn bao nhiêu ml sữa là đủ?

    Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần ăn bao nhiêu ml sữa là đủ?

    Tâm lý chung của tất cả các bà mẹ là lo con ăn chưa no, ngủ chưa đủ. Làm thế nào để biết trẻ sơ sinh cần ăn bao nhiêu ml sữa là đủ? Dấu hiệu nào chứng tỏ con đã ăn đủ? Hãy cùng Smee khám phá về lượng...