Dạy trẻ tự tắm gội: Tại sao không?

2021-06-15 10:36:39 | Super Admin
Dạy trẻ tự tắm gội: Tại sao không?
Mục lục

    Xu hướng dạy cho trẻ kỹ năng tự lập đang ngày càng được nhiều cha mẹ áp dụng. Dạy cho bé tự tắm gội cũng là một kỹ năng không thể bỏ qua. Để bé sớm có thói quen tự tắm, cha mẹ hãy tạo điều kiện và hướng dẫn con đúng cách. Chắc chắn sẽ tốn không ít thời gian và công sức nhưng Smee tin chắc rằng, thành quả mà cha mẹ đạt được sẽ rất giá trị!

    Khi nào nên bắt đầu dạy trẻ tự tắm gội?

    Dạy trẻ tắm gội như thế nào

    Thời điểm nào bắt đầu dạy bé tắm gội là hợp lý?

    Khi được 2 tuổi, não của trẻ đã có sự phát triển đáng kể với sự liên kết chặt chẽ của rất nhiều các tế bào khác nhau. Từ 2 tuổi, bé đã bắt đầu biết tập trung quan sát để bắt chước. Bởi vậy, nếu cha mẹ tạo cơ hội cho bé tự mình được làm những thứ mà chúng đã quan sát được sẽ tạo cho bé thói quen tự lập rất tốt. Hơn nữa, bé còn được phát triển về khả năng tư duy và tính sáng tạo vượt trội. Đặc biệt, bé cũng sẽ tự tin hơn, có nhiều kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc đi lớp.

    Bởi vậy, theo các chuyên gia, cha mẹ hãy hướng dẫn con tự lập từ những việc đơn giản nhất, gần gũi nhất hàng ngày như việc tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cho đến việc tắm gội… Hoạt động tắm gội rất cần được cha mẹ quan tâm và tận dụng để biến thời gian tắm trở thành thời gian học hỏi và trải nghiệm sáng tạo cho bé.

    Thời điểm cha mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn cho con để con dần dần có thể tự tắm được là khi con được 2 tuổi. Đây là lúc bé tự tắm có sự hướng dẫn và hỗ trợ của người lớn. Khi bé được 3 tuổi, bé có thể bắt đầu được tự tắm một mình, tất nhiên là vẫn có sự giám sát của người lớn. Đến khi bé 4 tuổi, cha mẹ đã có thể hướng dẫn bé cách tự gội đầu. Và đến khi bé được 5 tuổi, bé đã có thể tự tắm được một mình, còn gội đầu thì vẫn cần sự trợ giúp của người lớn, nhất là với các bé gái.

    Dạy trẻ tự tắm gội như thế nào?

    Cha mẹ hãy luôn ở trong phòng tắm và hướng dẫn con tắm từng bước

    Cha mẹ hãy luôn ở trong phòng tắm và hướng dẫn con tắm từng bước

    Cha mẹ hãy biến giờ tắm thành giờ học hiệu quả. Đừng vội vàng bắt bé phải thích được tự tắm ngay, thay vào đó, hãy nhớ rằng đây là việc làm dần dần, từ từ và chậm rãi. Đây mới là cách tiếp cận tốt nhất để bé dần quen với việc tự mình tắm cho mình.

    Để bé có thể tự tắm, cha mẹ hãy để chậu tắm ở vừa tầm với bé, gương ngang tầm mắt của bé, xà phòng và khăn tắm để ở những vị trí bé có thể dễ dàng tự lấy được. Mục đích là để khuyến khích và hình thành thói quen tự lập cho bé, giúp bé có cảm giác tự chủ trong việc thực hiện các công việc đơn giản.

    Cha mẹ hãy giúp con điều chỉnh nhiệt độ của nước cho phù hợp, hướng dẫn để con tự lấy được lượng sữa tắm đầy đủ, cách thoa sữa tắm như thế nào, cách kỳ cọ ra sao, hướng dẫn con xả nước cho tới khi nào hết bọt mới thôi… Hãy hướng dẫn con từng giai đoạn, đặt tay mình trên tay của bé để chỉ dạy. Chẳng hạn, cha mẹ dạy bé. Cha mẹ hãy quan sát từng công đoạn, nhắc nhở và chỉ dẫn cho bé, phần nào bé làm giỏi, làm sạch thì khen, làm cẩu thả hay vẫn còn dơ thì yêu cầu bé phải thực hiện lại.

    Mỗi ngày một lần tắm là một lần dạy. Dần dà, bé sẽ thông thạo và tự tắm được một mình. Cha mẹ cũng đừng quên khen ngợi bé bằng những câu như “Con yêu của mẹ hôm nay tắm thơm tho, sạch sẽ quá” nhé! Chắc chắn bé sẽ rất thích thú với việc tắm gội và tạo được thói quen vệ sinh mỗi ngày.

    Lưu ý phòng chống các tai nạn không đáng có trong nhà tắm cho bé

     Nhà tắm là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho bé

    Giữ an toàn cho bé trong nhà tắm là điều vô cùng quan trọng

    Để đảm bảo an toàn cho bé khi tắm, cha mẹ cần loại trừ mọi yếu tố nguy hiểm trong phòng tắm. Theo đó, sàn nhà tắm cần phải luôn khô ráo, cha mẹ nên sẻ dụng các loại lót sàn nhà tắm có độ ma sát cao. Sàn nhà tắm cũng cần phải có hệ thống thoát nước tốt để nhanh khô và tránh trường hợp bé bị trượt ngã.

    Bên cạnh đó, cha mẹ hãy chuẩn bị cho bé đôi dép chống trượt với những hạt cao su giúp tăng ma sát. Các góc cạnh sắc nhọn hay thành bồn tắm, mép chậu tắm tốt nhất là nên được bọc cao su lại để tránh các thương tích không đáng có khi va đập hay trượt ngã.

    Ngoài ra, việc kiểm tra nhiệt độ nước tắm cũng rất quan trọng. Tuyệt đối không được để cho bé ở trong nhà tắm một mình vì bé rất dễ gặp phải những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Vì thế, cha mẹ hãy chuẩn bị thật đầy đủ mọi thứ trước khi tắm để không phải ra ngoài lấy và bỏ bé một mình trong nhà tắm.

    Hơn nữa, các loại hóa chất tẩy rửa để vệ sinh nhà tắm cũng cần phải đặt xa tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, các dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo tuyệt đối không được để trong nhà tắm.

    Với những gợi ý trên đây, Smee hy vọng bé yêu của cha mẹ dần dần sẽ học được cách tự tắm gội và tạo dựng được tính tự lập tốt cho mình.

    Bài viết liên quan

    Những mũi vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

    Những mũi vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

    Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng vô cùng thấp rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc thiết lập cho bé một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học thì tiêm vắc xin rất quan trọng để g...

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé là một thói quen vô cùng quan trọng để giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ về bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,…Trong bài viết này, Smee sẽ...

    5 mẹo đơn giản giúp con yêu thích việc tắm gội

    5 mẹo đơn giản giúp con yêu thích việc tắm gội

    Với nhiều bậc phụ huynh, việc tắm gội cho con vô cùng vất vả. Mặc dù trước đây, con rất thích tắm nhưng sau một thời gian ngắn bỗng nhiên sợ hãi. Chỉ cần mẹ đặt con vào chậu tắm, con sẵn sàng phản ứng...