Phải công nhận rằng khi nhân loại phát minh ra chiếc bỉm đã giải phóng lao động cho chị em phụ nữ rất nhiều. Các mẹ đã không còn quá lo lắng và bận rộn với cảnh dọn dẹp chất thải của bé. Tuy nhiên, đa phần khi dùng bỉm, các mẹ đều lo lắng liệu dùng bỉm nhiều có gây hại cho bé không? Một số “ truyền thuyết” còn cho rằng bé sẽ dễ bị vòng kiềng, ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục khi dùng bỉm. Thực tế, các quan niệm này đều thiếu cơ sở khoa học. Nếu sử dụng bỉm cho bé đúng cách, mẹ vừa có thể “nhàn hơn” mà sức khỏe của bé luôn được đảm bảo.
Chọn bỉm cho trẻ phải chú ý điều gì
Khi chọn bỉm/tã cho bé, người lớn phải đặc biệt lưu ý một số thông tin sau:
- Tuyệt đối nói không với bỉm trần, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu… Những loại này không được kiểm chứng chất lượng nên độ nguy hiểm khi sử dụng cho bé tương đối cao.
- Chọn các loại bỉm mềm mịn, an toàn cho da bé, thấm hút tốt và thoáng khí.
- Chọn bỉm cho bé phải phù hợp với cân nặng. Trên mỗi túi bỉm của bất kỳ nhãn hàng nào đều ghi rõ cân nặng phù hợp với bé theo size bỉm. Nếu mặc quá chật bé sẽ cảm giác khó chịu, hầm bí… Ngược lại nếu mặc quá lỏng, lượng chất thải có thể sẽ dễ bị tràn ra ngoài gây khó khăn cho mẹ khi dọn dẹp.
- Không đóng bỉm trong trường hợp da bé bị lở loét, mẫm cảm hoặc bé dị ứng với bỉm. Khi bé có dấu hiệu hăm tã cần đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ. Không tự ý kê thuốc cho con, bôi phấn rôm, thuốc mỡ khiến lỗ chân long của bé có thể bị bít lại gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Không đóng bỉm cho bé 24/24. Mỗi ngày mẹ hãy “thả rông” cho bé ít nhất 15 phút để da bé được khô thoáng, thoải mái.
Mặc bỉm cho trẻ thời gian thế nào là hợp lý?
Thực tế, các chuyên gia khuyến cáo ba mẹ không nên đóng bỉm liên tục cho con. Mỗi ngày nên cho da bé “thở” ít nhất 15 phút. Đến khi bé tầm 2 tuổi, ba mẹ có thể dạy bé cách đi vệ sinh độc lập. Bắt đầu bằng việc cho bé tập ngồi bô, bỏ dần bỉm vào ban ngày, sau đó tới ban đêm.
Nếu biết vệ sinh đúng cách, 100% mẹ đóng bỉm cho bé chẳng bao giờ bị hăm
Việc vệ sinh cho bé đúng cách khi mặc bỉm tưởng chừng như đơn giản nhưng hầu hết các mẹ lại hay mắc sai lầm. Nếu giữ vùng da của bé luôn khô thoáng và sạch sẽ thì các bệnh hăm tã, viêm da vĩnh viễn không bao giờ ghé thăm. Ở bài viết trước, Smee đã trình bày cho ba mẹ chi tiết cách vệ sinh khi thay bỉm. Bạn đọc có thể tham khảo tại link: https://www.hangantoan.com/cach-mac-quan-bim-smee-cho-be-dung-cach
Sai lầm của cha mẹ khi đóng bỉm cho bé quá lâu
Khoảng 3-4 tiếng ba mẹ nên thay bỉm cho bé 1 lần cho dù bé có đi vệ sinh hay không. Tuy vậy, nhiều ba mẹ nghĩ rằng bỉm còn sạch do bé không tè ị nên không thay cho con. Điều này dẫn đến các bệnh viêm da, hăm tã vì quá thời gian này vi khuẩn sẽ dễ tấn công bé. Da bé lại non nớt, mỏng manh nên rất dễ viêm nhiễm.
Mặc lại bỉm cho con khi đi tắm cũng là sai lầm phổ biến hay gặp. Khi bé tháo bỉm để tắm rửa, sau đó ba mẹ lại mặc lại cho bé. Thời gian bỉm tiếp xúc với môi trường tự nhiên sẽ dễ nhiễm khuẩn. Chúng ta không nên tiếc với con chiếc bỉm. Nếu không may, bé bị hăm tã thì số tiền bạn bỏ ra chữa trị lớn gấp nhiều lần chiếc bỉm kia.
Một số bệnh thường gặp khi ba mẹ đóng bỉm cho bé quá lâu
Nếu đóng bỉm cho bé quá lâu, bé sẽ dễ mắc các bệnh sau:
- Lở loét, hăm da, viêm da, mẩn đỏ
- Viêm khuẩn đường tiết niệu
- Mất phản xạ đi vệ sinh
- Suy thận, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản
Tùy từng cấp độ khác nhau mà bé có thể mắc các bệnh trên nếu không được thay bỉm kịp thời và vệ sinh đúng cách. Như vậy, để phòng chống các bệnh liên quan đến hăm tã do đóng bỉm quá lâu, ba mẹ cần chú ý khâu vệ sinh cũng như lựa chọn những chiếc bỉm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Smee là nhãn hàng bỉm nhập khẩu cho bé được nhiều ba mẹ đánh giá cao về độ mềm mịn, thấm hút, khô thoáng và đặc biệt giảm thiểu 90% nguy cơ hăm tã. Để tìm hiểu các thông tin về Smee, ba mẹ có thể tham khảo tại https://www.hangantoan.com/bim-smee