Bao lâu thì nên thay bỉm cho bé một lần? Câu hỏi tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng rất nhiều ba mẹ vẫn không có câu trả lời chính xác. Việc sử dụng bỉm không đúng cách, bé sẽ dễ bị viêm nhiễm vùng kín và mắc các bệnh như hăm tã. Sau 3 tháng đầu, thông thường thời gian trung bình để ba mẹ thay bỉm/tã cho bé trung bình 3-4 tiếng/lần. Tuyệt đối không nên đóng bỉm cho bé cả ngày và khi quá thời gian này, cho dù bé chưa đi vệ sinh ba mẹ vẫn cần thay bỉm luôn và ngay cho bé. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ đi vệ sinh khác nhau. Dưới đây là một vài mốc thời gian ba mẹ nên chú ý khi thay bỉm cho bé.
Thời gian thay bỉm trung bình cho bé từ 0-5 tháng tuổi
Số lượng bỉm mà trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần dùng là 10-12 chiếc một ngày. Thời gian này, hầu như mẹ sẽ thấy cả ngày chỉ dành thời gian thay bỉm cho bé . Bé đi tiêu liên tục từ 3-2 lần và cứ sau mỗi lần bú sẽ đi tiểu. Đặc biệt đối các bé vừa sinh xong, bé thường đi phân xu liên tục. Để đảm bảo vệ sinh cho con, mẹ nên canh chừng bé thường xuyên, thay ngay bỉm/tã khi bé đi vệ sinh.
Qua tháng đầu tiên, tần suất bé đi vệ sinh đã giảm so với ban đầu một chút, tuy nhiên phần lớn các bé sẽ cần 8-10 chiếc bỉm mỗi ngày. Điều này phụ thuộc vào lượng thức ăn và hệ bài tiết của từng bé. Cơ bản trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu bú mẹ nên phân thường ở dạng lỏng.
Việc thay tã thường xuyên cho bé còn chứng tỏ bé đã hấp thu đủ chất dinh dưỡng chưa. Khi số lần bé đi vệ sinh quá ít, bé quấy khóc, khó chịu có thể mẹ chưa cho bé bú thường xuyên. Việc quan sát chất thải của bé những tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Mẹ sẽ đánh giá được sức khỏe của bé qua lượng chất thải để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé phù hợp. Một số bé dùng sữa công thức do không tương thích có thể gây táo bón. Một số bé do không hợp với thành phần sữa mẹ ( do chế độ ăn uống của mẹ hàng ngày) nên có thể tiêu chảy. Mẹ cần giữ vệ sinh cho bé bằng cách theo dõi lượng chất thải của con, thay tã/bỉm kịp thời để tránh các bệnh hăm tã.
Thời gian thay bỉm trung bình cho bé từ 5-12 tháng tuổi
Khi bé đạt từ 5-12 tháng tuổi, bé sẽ không đi vệ sinh thường xuyên như những ngày đầu đời. Cơ bản trung bình mỗi ngày mẹ cần thay bỉm/tã cho bé từ 6-8 lần. Thời gian trung bình bé đi tiểu sẽ rơi vào tầm 3-4 tiếng/lần. Mẹ nên chú ý kiểm tra thời giant hay tã cho bé kịp thời. Tuyệt đối không nên để bỉm quá nặng mới thay. Bé sẽ dễ bị lạnh hoặc nóng bức hoặc khó chịu. Mặt khác, nếu qua 4 tiếng, dù bé chưa đi vệ sinh, vi khuẩn đã bắt đầu tấn công da bé gây nên tình trạng viêm da, hăm tã…
Khi bé đi nhẹ, mẹ có thể để bỉm chứa chất thải từ 1-3 lần và thay cho con. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện bé đi nặng thì lập tức phải thay bỉm cho bé ngay.
Trẻ em trên 12 tháng tuổi
Khi bé hơn 1 tuổi cơ bản hệ bài tiết của bé đã phát triển ổn định hơn. Nhiều bé tới 18 tháng đã không còn nhu cầu mặc bỉm/tã và biết ra tín hiệu cho người lớn khi đi vệ sinh. Hầu hết các trẻ, khi 18 tháng tuổi bàng quang đã phát triển toàn diện. Tuy vậy, trên 2 tuổi nhiều bé mới sẵn sàng ngồi bô, tập đi vệ sinh độc lập.
Các bước thay bỉm cho bé:
Bước 1: Chuẩn bị bỉm, khăn khô, khăn ướt, kem hăm
Bước 2: Xé 2 bên bỉm, cuộn tròn, đặt khăn mềm dưới mông bé
Bước 3: Lau khăn ướt, khăn khô, bôi kem hăm
Bước 4: Mặc bỉm mới cho con và nhớ 3-4 tiếng thay 1 lần dù bé có tè hay không mẹ nhé.
Đừng tiếc 1 chiếc bỉm, nếu con lạnh có thể bị ốm, con khó chịu có thể bị ngứa và hăm… Thay đúng giờ và lau rửa thường xuyên, mẹ chẳng bao giờ lo con hăm đâu ạ. Mẹ mà tiếc bỉm với con là tiền mua bỉm sẽ được chuyển giao thành tiền mua thuốc trị hăm hoặc nằm viện đấy.
Smee chúc mẹ nuôi con khỏe, dùng bỉm nhàn tênh. Có bất cứ câu hỏi gì về việc dùng bỉm cho con thì mẹ inbox cho Smee nhé!