Nắm bắt tâm lý ở trẻ trên 1 tuổi để nuôi dạy con tốt hơn

2021-07-05 00:00:00 | Super Admin
Nắm bắt tâm lý ở trẻ trên 1 tuổi để nuôi dạy con tốt hơn
Mục lục

    Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn hiểu tâm lý của trẻ để nuôi dạy cho thật tốt. Tuy vậy, mỗi đứa trẻ khác nhau lại có những hành vi tâm lý khác nhau. Với trẻ trên 1 tuổi, nếu quan sát kỹ ba mẹ sẽ thấy nhiều thay đổi rõ rệt. Làm thế nào để hiểu con muốn gì ? Trẻ trên 1 tuổi có những biến chuyển gì về cảm xúc? Hãy cùng Smee đi sâu tìm hiểu vấn đề này để giúp cha mẹ nuôi dạy con tốt hơn nhé.

    Nắm bắt tâm lý trẻ trên 1 tuổi qua hành vi

    Trẻ trên 1 tuổi rất thích khám phá thế giới xung quanh

    Trẻ trên 1 tuổi rất thích khám phá thế giới xung quanh

    Đầu tiên, để hiểu được tâm lý của trẻ trên 1 tuổi cha mẹ hãy quan sát hành vi của con nhé. Theo đó, trẻ trên 1 tuổi thường bộc lộ tâm lý qua các hành vi sau:

    + Trẻ trên 1 tuổi thường rất tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình khám phá đó trẻ cũng bộc lộ sự e dè muốn “dò hỏi” thái độ của cha mẹ để biết được việc trẻ muốn khám phá có được cha mẹ đồng ý hay không.

    + Trẻ trên 1 tuổi cũng ồn ào hơn và thường xuyên bộc lộ phản ứng trước các sự việc. Chẳng hạn như nếu bé muốn sở hữu một đồ chơi nhưng không được đáp ứng bé sẽ lên tiếng đòi bằng được bằng cách la hét và khóc. Cha mẹ hay gọi các tình huống này là “ăn vạ”.

    + Ở độ tuổi này bé cũng dễ dàng chơi các trò chơi cùng các bạn như: ú òa, chi chi chành chành hay một số trò chơi tưởng tượng đơn giản. Nếu chơi cùng cha mẹ bé cũng có thể giải đáp một số câu đố nhờ khả năng ghi nhớ và sao chép các sự kiện.

    + Bé trên 1 tuổi thích chơi 1 mình, đó có thể là trò chơi khám phá các ngóc ngách trong ngôi nhà. Bé cũng có thể ăn 1 mình mà không muốn bị cha mẹ can thiệp.

    + Với trẻ trên 1 tuổi cũng là thời điểm để bé hiểu được một số câu mệnh lệnh của cha mẹ. Nhưng thay vì nghe lời trẻ có thể phản ứng ngược lại bằng cách tỏ ra ương bướng hơn. Do đó, Smee tin rằng nếu cha mẹ quan sát con kỹ hơn, kiên nhẫn hơn trong các câu mệnh lệnh, chắc chắn bé có thể hiểu được những lời cảnh báo của cha mẹ.

    Xem thêm: Kiến thức chăm sóc trẻ trên 1 tuổi

    Nắm bắt tâm lý trẻ trên 1 tuổi qua tương tác xã hội và cảm xúc

    Trẻ trên 1 tuổi phản ứng nhiều hơn với các hoạt động hàng ngày

    Trẻ trên 1 tuổi phản ứng nhiều hơn với các hoạt động hàng ngày

    + Khi quan sát trẻ trên 1 tuổi cha mẹ sẽ thấy bé vẫn còn tỏ ra nhút nhát và lo lắng khi tiếp xúc với người lạ. Vì vậy, nếu không gặp trẻ thường xuyên, bạn sẽ rất khó khăn khi muốn bồng bế bé.

    + Trẻ trên 1 tuổi rất thích những cái ôm nhưng cũng có thể thay đổi cảm xúc nhanh chóng, điều này thể hiện qua thái độ “có mới nới cũ”. Chẳng hạn như hàng ngày bé rất theo bà và mẹ, nếu rời đi bé sẽ khóc và theo. Nhưng nếu được người khác bế bé sẽ nhanh chóng “bơ” bà và mẹ. Bên cạnh đó, bé còn thể hiện thái độ ghen tỵ hoặc phản ứng quyết liệt khi thấy bố mẹ ôm một bé khác.

    + Tâm lý trẻ trên 1 tuổi cũng có khả năng bắt chước rất giỏi. Chỉ cần bố mẹ chỉ cho trẻ một thao tác nào đó khi nói chuyện, trẻ sẽ ghi nhớ và bắt chước ngay sau đó.

    + Khi cùng bé trải qua các hoạt động thường ngày, mẹ sẽ thấy con nói chuyện và thể hiện phản ứng nhiều hơn bằng việc phát ra những âm thanh riêng. Chẳng hạn như mẹ bắt bé ăn nhưng bé không thích, ngoài động tác lắc đầu bé sẽ kèm theo các âm thanh “ư ư, a a” kèm theo những tiếng la hét, đạp thìa hay đũa xuống bàn ăn.

    + Mặc dù chưa biết tương tác với các bạn xung quanh nhưng bé trên 1 tuổi cũng bắt đầu tỏ ra thích chơi cùng các bạn thay vì chơi 1 mình.

    Với những đánh giá tâm lý của trẻ trên 1 tuổi qua tương tác xã hội và cảm xúc, cha mẹ có thể thấy đặc trưng nổi trội nhất của trẻ trong giai đoạn này chính là phản ứng lo lắng khi gặp và tiếp xúc người lạ. Đồng thời trẻ có thể trò chuyện bất cứ lúc nào con thích và bằng ngôn ngữ riêng của con.

    Để phát triển toàn diện tâm lý ở trẻ trên 1 tuổi cha mẹ cần làm gì?

    Hãy cùng con đọc sách nhiều hơn để phát triển tâm lý toàn diện

    Hãy cùng con đọc sách nhiều hơn để phát triển tâm lý toàn diện

    Smee nhận được rất nhiều thắc mắc của cha mẹ liên quan tới vấn đề phát triển tâm lý cho trẻ trên 1 tuổi. Sau khi tham khảo các ý kiến chuyên gia, Smee xin được tổng hợp lại những điều mà cha mẹ cần làm để giúp trẻ trên 1 tuổi phát triển tâm lý toàn diện nhé:

    + Mỗi ngày hãy cùng con đọc những cuốn sách đơn giản, có tranh ảnh minh họa thu hút.

    + Hãy “nhờ” trẻ tìm kiếm đồ vật hoặc đặt tên cho các đồ vật đó hay gọi tên các bộ phận trên cơ thể.

    + Luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho con khám phá những điều mới lạ xung quanh.

    + Cùng con chơi các trò chơi phù hợp với lứa tuổi.

    + Hãy để con được tự ăn và bảo quản đồ chơi của mình để gia tăng tính tự lập.

    + Hạn chế trừng phạt con ít nhất có thể, thay vào đó hãy gia tăng những lời khen ngợi, vỗ tay động viên khi con hoàn thành một điều gì đó.

    Thông qua bài viết vừa rồi cha mẹ có đồng ý rằng tâm lý của trẻ trên 1 tuổi rất khác biệt với giai đoạn sơ sinh trước đó hay không? Smee tin rằng, nếu cha mẹ có thể nắm bắt sâu những đặc trưng tâm lý này thì chắc chắn sẽ tìm ra phương pháp và những kỹ năng cần thiết để giúp con phát triển tâm lý toàn diện!

    Bài viết liên quan

    Những mũi vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

    Những mũi vắc xin quan trọng cho bé trên 12 tháng tuổi

    Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng vô cùng thấp rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc thiết lập cho bé một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học thì tiêm vắc xin rất quan trọng để g...

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Chăm sóc răng miệng cho trẻ trên 1 tuổi đúng cách

    Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé là một thói quen vô cùng quan trọng để giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ về bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,…Trong bài viết này, Smee sẽ...

    5 mẹo đơn giản giúp con yêu thích việc tắm gội

    5 mẹo đơn giản giúp con yêu thích việc tắm gội

    Với nhiều bậc phụ huynh, việc tắm gội cho con vô cùng vất vả. Mặc dù trước đây, con rất thích tắm nhưng sau một thời gian ngắn bỗng nhiên sợ hãi. Chỉ cần mẹ đặt con vào chậu tắm, con sẵn sàng phản ứng...