Khi nhắc tới những biến chứng thai kỳ, không thể không kể tới tình trạng thiếu ối. Khi gặp phải tình trạng trạng này, tử cung của thai phụ sẽ bị giảm sút lượng máu để nuôi thai nhi, dẫn tới nhiều nguy cơ cho thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu cần biết những dấu hiệu của tình trạng thiếu ối và biết cách khắc phục tình trạng này.
Thiếu ối là gì, có nguy hiểm không?
Mẹ bầu cần biết thiếu ối là gì
Đối với sự phát triển của thai nhi, nước ối có một vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là một môi trường dưỡng chất thể lỏng ở trong buồng ối của thai phụ. Chức năng của nước ối là tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và tránh sự chèn ép lên thai nhi do co cơ tử cung.
Thông thường, thiếu ối có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ, tình trạng này xảy ra phổ biến hơn. Thiếu ối là hiện tượng lượng nước ối quá ít. Khi chỉ số nước ối dưới 5cm, thể tích nước ối nhỏ hơn 500ml, độ sâu túi ối không đạt 2-3cm vào thời điểm thai 32-36 tuần thì được chẩn đoán là thiếu ối. Theo các thống kê, có khoảng 8% thai phụ găp phải tình trạng ít nước ối và 4% trong đó là thiếu ối.
Các chuyên gia cho rằng mức độ nguy hiểm của tình trạng thiếu ối phụ thuộc vào từng thời điểm. Chẳng hạn, nếu thiếu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng sảy thai và thai chết lưu rất lớn. Ngay cả nếu thai nhi còn sống thì các chức năng của phổi và sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bị thiếu ối thì có thể khiến thai bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị sinh non do tình trạng suy thai. Đồng thời, thiếu ối cũng giúp ngôi thai bị ngược vì không đủ nước ối để thai xoay ngôi. Bên cạnh đó, thiếu ối ở cuối thai kỳ còn là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ bị vỡ ối sớm.
Mẹ bầu cần để ý kỹ một số biểu hiện để nhận biết thiếu ối
Theo các bác sĩ, thai phụ có thể nhận biết được tình trạng thiếu ối thông qua một số biểu hiện. Chẳng hạn như có lúc thai nhi máy, đạp mà khiến bụng mẹ bị đau. Do thiếu nước ối nên thai nhi khi hoạt động sẽ tác động trực tiếp lực lên thành tử cung, gây ra đau co thắt cho mẹ. Ngoài ra, chu vi vòng bụng của mẹ bầu tăng lên chậm nhưng lại cảm nhận về hoạt động của thai nhi rõ ràng hơn trước cũng là một biểu hiện không nên bỏ qua.
Chuyên gia mách mẹ bầu cách điều trị thiếu ối
Thông qua các lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng thiếu ối thông qua siêu âm. Tùy vào từng mức độ, mẹ bầu có thể được truyền dịch vào túi ối. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu bị thiếu ối, mẹ bầu cần đi khám thường xuyên, thậm chí nhập viện theo dõi và truyền dịch.
Trong suốt quá trình điều trị, thai phụ cần uống nhiều nước, nước trái cây để đảm bảo đủ nước cho cả mẹ và thai nhi. Mỗi ngày, mẹ bầu cần uống từ 2 – 2,5 lít nước, không cần phải đợi đến khi khát mới uống. Hãy uống chậm rãi, từ tưừ là tốt nhất. Các loại trái cây, rau củ có hàm lượng nước cao cũng nên bổ sung thường xuyên để giúp tăng lượng nước ối như dưa hấu, dưa chuột, cà chua, cần tây, rau diếp…
Chế độ ăn uống đầy đủ và tăng cường lượng nước sẽ giúp tăng lượng nước ối
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý phải ăn uống điều độ, đủ chất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi thông qua nước ối. Việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng còn giúp vị giác của con ở 3 tháng cuối phát triển tốt hơn, bé phát triển toàn diện hơn.
Một loại nước trái cây được đánh giá rất cao là nước dừa, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có vị ngọt thanh, rất dễ uống. Ngoài ra, các loại nước ép trái cây khác như mía, cam, ổi, cóc… cũng nên được sử dụng thường xuyên.
Các mẹ bầu cũng lưu ý không sử dụng các loại thực phẩm làm mất nước như râu ngô, cà phê. Đặc biệt, rượu bia cần tuyệt đối tránh vì không chỉ làm mẹ mất nước, giảm ối mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển ống thần kinh ở thai nhi.
Với những thai phụ có ít nước ối, việc luyện tập thể dục thể thao giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung và nhau thai. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng trái để máu lưu thông tốt hơn, cải thiện lượng nước ối.
Smee hy vọng rằng, với những thông tin chi tiết trên đây, các mẹ bầu sẽ biết cách để cải thiện lượng nước ối hiệu quả nhất.