4 nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé khoa học

2021-07-30 14:00:00 | Super Admin
4 nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé khoa học
Mục lục

    Giai đoạn ăn dặm, nếu bé yêu của mẹ được dùng bữa với thực đơn khoa học, chắc chắn bé sẽ phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ. Nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc khoa học khi xây dựng thực đơn cho bé. Smee đã tổng hợp 4 nguyên tắc quan trọng dưới đây.

    Thực đơn cho bé ăn dặm luôn bắt đầu từ ngọt cho đến mặn

    Ăn từ ngọt đến mặn là nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng thực đơn ăn dặm

    Ăn từ ngọt đến mặn là nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng thực đơn ăn dặm

    Trước hết, mẹ hãy cho bé ăn từ ngọt cho đến mặn. Thời điểm đầu tiên khi tập ăn dặm, hãy cho bé ăn các loại thực phẩm có vị ngọt thanh và gần giống với sữa mẹ để bé cảm thấy không quá lạ lẫm. Bé sẽ rất thích thú với các loại thực phẩm như táo, chuối hay khoai lang được nghiền mịn rồi trộn với sữa mẹ. Tiếp đó, mẹ hãy cho bé tiếp cận với các món ăn khác như rau, thịt, cá…

    Cho bé ăn đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi

    Nguyên tắc thứ hai khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé là ăn từ ít đến nhiều, ăn từ thức ăn loãng đến đặc dần. Khi bé đã dần quen với thức ăn, mẹ mới tăng lượng thức ăn và tăng độ đặc lên nhé!

    Cấu trúc thức ăn cần được phân bổ theo độ tuổi

    Cấu trúc thức ăn cần được phân bổ theo độ tuổi

    Smee đã từng gặp nhiều trường hợp các mẹ đã sai lầm khi ép bé ăn một lượng dinh dưỡng quá nhiều làm bé cảm thấy sợ và dần dần biếng ăn. Cũng có những trường hợp mẹ kéo dài lâu quá một loại cấu trúc thức ăn như cháo rây loãng khi trẻ đã được 8, 9 tháng tuổi, hoặc có mẹ lại cho bé ăn thức ăn thô quá sớm… Tất cả những trường hợp này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, từ đó gây biếng ăn, chậm lớn.

    Khi lên thực đơn và chế biến cho bé ăn dặm, mẹ có thể tham khảo phân bổ cấu trúc thức ăn theo độ tuổi này:

    - Khi bắt đầu ăn dặm đến hết 6 tháng tuổi: nên ăn thức ăn ở dạng mịn, rây nhuyễn và có độ loãng.

    - Từ 7 tháng tuổi đến hết 9 tháng tuổi: thức ăn nên có cấu trúc đặc hơn, ít loãng và có hình khối, không cần rây nhuyễn.

    - Từ 10 tháng tuổi đến hết 12 tháng tuổi: mẹ hãy cho bé ăn thức ăn có cấu trúc dạng cơm nát, thịt cá xé bằng tay hoặc chà nát, rau củ thì thái nhỏ và lát mỏng.

    - Sau 12 tháng tuổi: bé đã có thể bắt đầu làm quen dần với cơm nấu như bình thường dành cho người lớn.

    Xem thêm: Trẻ mấy tháng thì được ăn dặm?

    Thực đơn ăn dặm đầy đủ 4 nhóm thức ăn thiết yếu

    Mẹ hãy cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu

    Mẹ hãy cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu

    Thêm một nguyên tắc nữa mà các mẹ cần nắm khi lên thực đơn cho bé ăn dặm mỗi ngày là phải cho bé ăn đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. Đó là nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, mỗi nhóm thức ăn này đều có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu thực đơn ăn dặm của bé thiếu hay thừa các nhóm thức ăn này thì đều không tốt cho sức khỏe của bé.

    Nhóm tinh bột bao gồm gạo, ngũ cốc, bột mì… sẽ cung cấp cho cơ thể bé nguồn năng lượng, giúp cấu tạo nên các mô và tế bào, cung cấp chất xơ và điều hòa hoạt động của cơ thể. Là nguyên liệu chính để xây dựng tế bào, nhóm chất đạm từ thịt cá trứng sữa… vô cùng quan trọng, giúp vận chuyển dưỡng chất trong cơ thể và cung cấp năng lượng. Nhóm chất béo có trong dầu mỡ, bơ… sẽ mang đến nguồn năng lượng ở dạng đậm đặc nhất cho cơ thể bé và là dung môi để hòa tan các vitamin A, E, D, K… Còn nhóm vitamin có trong rau củ quả sẽ giúp cơ thể bé tăng sức để kháng, tăng cường chuyển hóa chất, duy trì các chức năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể.

    Luôn đa dạng thực phẩm mỗi ngày

    Đa dạng món ăn mỗi ngày để bé không có cảm giác chán ăn mẹ nhé!

    Đa dạng món ăn mỗi ngày để bé không có cảm giác chán ăn mẹ nhé!

    Để bé luôn hứng khởi khi ăn dặm, thực đơn mỗi ngày cho bé cần được xây dựng với các loại thực phẩm đa dạng và phong phú. Mẹ hãy lưu ý không nên lặp lại món quá nhiều, Smee tin là bé chắc chắn sẽ không biết thế nào là cảm giác chán ăn đâu!

    Không nêm gia vị vào thực đơn ăn dặm của bé

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên lưu ý không nên nêm gia vị (đường, muối, mắm…) vào đồ ăn cho con nhé! Trong một năm đầu đời của bé, nhu cầu đường, muối của con hoàn toàn được đáp ứng qua sữa mẹ hoặc sữa công thức hay các loại thực phẩm tươi. Việc nêm gia vị vào thức ăn của bé sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ rối loạn vị giác ở trẻ, dần dà sẽ gây nên tình trạng biếng ăn, chậm lớn.

    Lượng muối, đường dư thừa trong cơ thể của bé cũng gây nên các gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ bé có thể bị mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, rối loạn tiêu hóa sau này. Bởi vậy, mẹ hãy xây dựng cho bé thực đơn ăn dặm chuẩn và không nêm gia vị cho bé nhé! Sau 1 tuổi, mẹ có thể nêm gia vị nhưng vẫn phải hạn chế nhé!

    Trong quá trình phát triển của bé, giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Mẹ hãy lưu ý những nguyên tắc Smee chia sẻ trên đây để xây dựng thực đơn ăn dặm cho con khoa học, tinh tế, giúp bé hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng và có thói quen ăn uống hợp lý từ nhỏ nhé!

     

    Bài viết liên quan

    Những thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn

    Những thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn

    Đối với trẻ dưới 1 tuổi, lựa chọn chế độ dinh dưõng phù hợp là điều bố mẹ cần quan tâm để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Nên cho bé ăn gì, tránh những loại thực phẩm nào là đi...

    Trẻ mấy tháng thì được ăn dặm?

    Trẻ mấy tháng thì được ăn dặm?

    Thời điểm nào nên cho bé ăn dặm là mối quan tâm của không ít cha mẹ. Đặc biệt, với các phụ huynh lần đầu làm mẹ thì việc ăn dặm cho bé không dễ dàng chút nào. Những thông tin bổ ích về chủ đề ăn dặm c...

    7 quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống

    7 quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống

    Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp được lưu truyền từ xa xưa. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp ăn dặm. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình tại Việt Nam vẫn lựa chọn ăn dặm truyền thống ch...