Không thể phủ nhận những ưu điểm tuyệt vời của những chiếc bỉm. Tuy nhiên, khi bé yêu của mẹ lớn dần lên, mẹ rất cần giúp con biết cách tự đi vệ sinh. Với không ít mẹ, cai bỉm là việc làm vô cùng khó khăn, không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng cũng có không ít mẹ đã thực hiện việc này rất dễ dàng. Hãy cùng Smee tìm hiểu về cách bỏ bỉm ban đêm hiệu quả cho bé nhé!
Mẹ cần lưu ý gì trước khi quyết định bỏ bỉm cho bé?
Mẹ cần cân nhắc về tình trạng thực tế của bé trước khi quyết định cai bỉm cho con
Trước khi quyết định bỏ bỉm cho bé, mẹ hãy xem xét và cân nhắc kỹ về tình trạng thực tế của bé như đã đến tuổi cần phải cai bỉm hay chưa, thói quen đi vệ sinh của bé hiện tại ra sao.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bỏ bỉm, ban ngày, mẹ hãy tạo lập dần cho bé các thói quen đi vệ sinh như 1,5 tiếng đi 1 lần hoặc 2 tiếng 1 lần. Đồng thời, tạo cho bé một không gian đi vệ sinh thoải mái nhất, với chiếc bô đẹp, ấn tượng và một số món đồ chơi giải trí trong khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, mẹ cũng phải xác định tinh thần rằng việc bỏ bim ban ngày và bỏ bỉm ban đêm không hề giống nhau. Cai bỉm ban ngày luôn đơn giản hơn nhiều so với việc cai bỉm ban đêm. Việc bỏ bỉm đêm phải tốn rất nhiều công sức và thời gian, thậm chí có thể kéo dài đến hàng năm mới có thể thành công được.
Thời điểm nào nên bắt đầu cai bỉm cho bé? Thông thường, độ tuổi hợp lý nhất để mẹ bắt đầu hướng dẫn bé bỏ bỉm và đi vệ sinh là từ khi bé được 18 tháng cho đến khi bé 3 tuổi. Đầu tiên, mẹ hãy tập dần cho bé bỏ bỉm ban ngày, còn ban đêm vẫn mặc. Sau đó một thời gian thì mới bỏ bỉm đêm hoàn toàn. Theo các chuyên gia, đa phần các bé có thể phải mặc bỉm đem đến khi bé được 4 tuổi, hoặc có bé tới 5 tuổi. Lớn dần lên, bé sẽ dần biết cách điều khiển các nhu cầu của cơ thể. Nếu bé 6 tuổi mà vẫn chưa thể cai bỉm đêm thì Smee khuyên mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được tư vấn nhé!
Xem thêm: Dấu hiệu con đã sẵn sàng tự đi vệ sinh
Quá trình bỏ bỉm ban đêm cho bé diễn ra như thế nào?
Trước khi đi ngủ, mẹ hãy nhớ cho bé đi vệ sinh nhé!
Nguyên tắc quan trọng để cai bỉm ban đêm cho bé là trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ, bé không được uống nước và các hoạt động buổi tối sẽ giảm dần tần suất. Bữa ăn tối của bé nên ăn nhiều các món khô, hạn chế không chan nước canh nhiều. Hãy cho bé uống sữa trước 2 giờ trước khi đi ngủ mẹ nhé!
Đặc biệt, trước khi đi ngủ, mẹ hãy nhớ cho bé đi vệ sinh nữa nhé! Đồng thời, mẹ hãy nhắc bé trước khi đi ngủ là nếu con buồn đi tè, con hãy gọi mẹ nhé! Ngoài ra, mẹ cũng giúp bé tập thói quen đi vệ sinh ngay sau khi bé vừa ngủ dậy.
Nhiều mẹ bỉm đã chia sẻ cách cai bỉm đêm cho bé thành công là sau khi đã giúp con bỏ được bỉm ngày, mẹ vẫn mặc bỉm đêm cho con, sáng hôm sau thì cởi bỉm ngay khi bé tỉnh giấc. Đồng thời, mẹ hãy để ý xem chiếc bỉm của con có bị ướt không. Nếu như bỉm ướt ít (chỉ khoảng 1 lần đi tè) thì mẹ có thể bỏ bỉm đêm cho bé. Nếu bỉm của bé vẫn ướt nhiều do con tè trên 1 lần trong đêm thì mẹ nên tiếp tục đóng bỉm cho bé trong một thời gian nữa rồi tập bỏ bỉm đêm sau.
Trên thực tế, có một số mẹ gọi bé dậy giữa đêm để đi tè. Song, các chuyên gia cho rằng không nên gọi bé dậy vì sẽ làm bé mất giấc ngủ ngon. Nếu so sánh việc để ướt giường với việc con bị cắt ngang giấc ngủ thì các chuyên gia khuyên mẹ không nên đánh thức bé dậy đâu nhé! Thay vào đó, hãy chuẩn bị sẵn những chiếc ga giường và thảm chống thấm để thay.
Xem thêm: Một vài mẹo giúp bé tự đi vệ sinh
Mẹ hãy nhớ phải thật kiên nhẫn trong hành trình giúp bé bỏ bỉm đêm
Cuối cùng, từ khóa quan trọng nhất trong việc cai bỉm đêm cho bé chính là “kiên nhẫn”. Mẹ tuyệt đối không được quát mắng hay tạo áp lực cho trẻ vì rất có thể sẽ gây ra những chấn thương về tâm lý cho con, làm cho quá trình bỏ bỉm còn tốn nhiều thời gian, công sức hơn nữa đấy nhé!