Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ là thời điểm vàng để não tiết ra hormon tăng trưởng, kích thích sự phát triển của não bộ, thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trên 1 tuổi thường có dấu hiệu của việc rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân các vấn đề này là do đâu? Mời ba mẹ cùng Smee tìm hiểu các biểu hiện và cách khắc phục bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ với bài viết dưới đây.
Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ thường xảy ra khi xuất hiện các triệu chứng như: trẻ ngủ không đủ giấc, ngủ trằn trọc, quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ, mộng du, tè dầm, nói mớ khi ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn vì nhiều lý do.
Thời gian ngủ của trẻ ở các độ tuổi khác nhau cũng sẽ khác nhau. Thời gian ngủ trung bình của trẻ từ 1-3 tuổi, cần ngủ từ 10h- 16h/ ngày. Nếu trẻ có các dấu hiệu thay đổi về thời gian ngủ như: Trẻ ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều đi ngủ muộn,…cũng đều là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ, nhưng có thể sắp xếp thành hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân sinh lý:
- Trong giấc ngủ của chúng ta có 2 dạng là REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, hay còn được gọi là ngủ mơ) và Non-REM (không chuyển động mắt nhanh). Khi chìm vào giấc ngủ chúng ta sẽ quay vòng giữa REM và Non-REM. Thông thường giấc ngủ Non-REM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, còn lại là giấc ngủ REM. Tuy nhiên riêng đối với trẻ em tỷ lệ giữa REM và Non-REM là 50-50.
Chính vì vậy khi trẻ chìm vào giấc ngủ, các cơ quan trong cơ thể lại tăng công suất hoạt động như: thở nhanh hơn, tim đập nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn,…Tại thời điểm này, chỉ cần 1 cử động rất nhỏ cũng dễ dàng đánh thức trẻ, làm trẻ tỉnh ngủ hoàn toàn, dẫn đến gián đoạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc.
- Ngoài ra những nguyên nhân khác khiến trẻ rối loạn giấc ngủ là:
+ Do trẻ như mọc răng, sắp biết đi, sắp biết bò
+ Do hoạt động quá nhiều vào ban ngày
+ Do ăn nhiều hoặc ăn ít quá cũng sẽ dẫn đến trẻ quấy khóc, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ vào ban đêm
+ Do bé đói, tã bỉm của bé đã đầy
+ Không gian ngủ của trẻ ồn ào, nệm không thoải mái, phòng ngủ có nhiều ánh sáng,…
+ Trẻ bị ảnh hưởng đến giấc ngủ khi hít phải khói thuốc lá
Nguyên nhân về bệnh lý:
Những nguyên nhân bệnh lý đều có thể gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ là:
- Trẻ có các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, não bộ hay các bệnh mãn tính như hen phế quản, COPD, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tập chung,…
- Trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính như: viêm amidan, viêm VA, viêm họng,...
- Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng: Kẽm, magie,…
- Trẻ bị còi xương do thiếu canxi
Giải quyết như thế nào khi trẻ rối loạn giấc ngủ?
- Trước hết, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ trên, ba mẹ nên đưa con đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn chi tiết và rõ hơn về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Để từ đó, bác sĩ sẽ nhận định trẻ có gặp rối loạn giấc ngủ hay không, cách xử lý khi trẻ gặp các nguyên nhân về bệnh lý.
- Ngoài ra ba mẹ cũng nên tập cho trẻ quen với khung thời gian sinh hoạt khoa học mỗi ngày, ba mẹ có thể tham khảo phương pháp: Rèn bé tự ngủ theo EASY, hoặc phương pháp cho trẻ tự ngủ 4S, 5S,…để thiết lập định hình thời gian đi ngủ đều đặn mỗi ngày cho trẻ
- Đảm bảo không gian ngủ cho trẻ: nhiệt độ phòng vừa phải, phòng ngủ tối, tạo không gian yên tĩnh, ba mẹ có thể tham khảo cách sử dụng tiếng ồn trắng để giúp trẻ ngủ ngon hơn
- Trước khi cho trẻ ngủ ba mẹ nên cho trẻ tắm nước ấm, thay tã bỉm mới, thay quần áo thoáng mát, cho trẻ ăn no sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng để đảm bảo trẻ không quá no trước khi đi ngủ.
- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn trước khi ngủ bằng cách ba mẹ cho bé mang theo những đồ vật mà bé yêu thích lên ngủ cùng như: gấu bông, gối ôm, chăn,…
- Tuyệt đối tránh xa trẻ với những không gian có khói thuốc
- Thường xuyên bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ như: bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, các loại sữa hạt,…
Có thể thấy rằng chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ cho thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân. Tuy không gây nguy hiểm ngay cho trẻ nhưng lại ảnh hưởng thực sự rất lớn đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy, các ba mẹ hãy luôn quan tâm, lắng nghe những thay đổi dù là nhỏ nhất trong giấc ngủ của con, để con được phát triển toàn diện nhất. Follow Smee ngay để có thêm nhiều kiến thức về nuôi dạy con khoa học nhé!