Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ?

2021-07-07 00:00:00 | Super Admin
Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ?
Mục lục

    Theo quan niệm nuôi con hiện đại, nhiều bố mẹ cho rằng nên cho trẻ ngủ riêng ngay từ khi mới lọt lòng để rèn cho bé tính độc lập. Tuy nhiên, không ít bố mẹ vẫn cho con ngủ chung với mình bởi những ưu điểm không thể phủ nhận. Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về việc cho trẻ ngủ chung với bố mẹ và có nhiều quan điểm trái chiều. Smee sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu để thấy rõ ưu, nhược điểm của việc cho trẻ ngủ chung với bố mẹ trong bài viết này nhé!

    Ngủ chung là như thế nào? Có ưu điểm gì?

    Ngủ chung là khái niệm chỉ việc bố mẹ và bé ở gần nhau trong khi ngủ

    Ngủ chung là khái niệm chỉ việc bố mẹ và bé ở gần nhau trong khi ngủ

    Trong tiếng Anh, ngủ chung là co-sleeping. Đây là một thuật ngữ rộng và bố mẹ có thể hiểu rằng đó là khi bố mẹ và bé ở gần bên nhau trong khi ngủ. Trên thực tế, ngủ chung không nhất thiết là con phải ngủ cùng ở trên giường với bố mẹ mà bé vẫn có thể nằm ở trong nôi hoặc cũi đặt cạnh giường bố mẹ.

    Chuyên gia Michael J.Breus, nhà tâm lý học hàng đầu thế giới đã khẳng định việc trẻ ngủ chung với bố mẹ có nhiều ưu điểm, đặc biệt là có nhiều lợi ích cho việc hình thành nhân cách sau này. Theo đó, những đứa trẻ được ngủ chung với bố mẹ từ lúc sinh ra cho đến khi 5 tuổi sẽ tự tin hơn và khi lớn lên sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi. Nguyên nhân là bởi bé sẽ cảm nhận được sự đồng hành của bố mẹ ở bên mình, không có cảm giác bất an hay lo lắng.

    Khi ngủ chung với bố mẹ, trẻ sẽ có cảm giác an tâm và tự tin hơn

    Khi ngủ chung với bố mẹ, trẻ sẽ có cảm giác an tâm và tự tin hơn

    Thông thường, trẻ nhỏ sẽ có những lúc bị giật mình trong khi ngủ. Còn gì tuyệt vời hơn lúc thức giấc, bé nhận ra mình vẫn đang được nằm trong vòng tay của bố mẹ. Nếu bé thức dậy và khóc, bé sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều và nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những em bé được lớn lên từ giấc trên chiếc giường có đầy đủ bố mẹ sẽ luôn cảm thấy tự tin, hạnh phúc hơn và ít gặp các rối loạn tâm lý hơn. Sau này, khi ngủ riêng, bé sẽ không có cảm giác sợ. Những đứa trẻ này cũng sẽ ít gặp phải các vấn đề về hành vi hơn và có khả năng tự điều chỉnh được cuộc sống của mình.

    Ngoài ra, nếu bố mẹ đảm bảo loại trừ được các yếu tố không an toàn khi cho bé ngủ chung, việc cho bé ngủ chung sẽ giảm được nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

    Những rủi ro của việc cho trẻ ngủ chung bố mẹ nên biết

    Bé có thể đối mặt với nhiều nguy cơ khi ngủ chung với bố mẹ

    Bé có thể đối mặt với nhiều nguy cơ khi ngủ chung với bố mẹ

    Bố mẹ nên biết rằng bất kể vấn đề gì cũng luôn tồn tại hai mặt lợi và hại song song. Với việc cho con ngủ cùng, điều này cũng hoàn toàn không ngoại lệ. Có nhiều tranh luận liên quan đến những rủi ro này, chẳng hạn như bé có thể gặp nguy cơ bị ngạt thở do bị kẹp giữa bố mẹ hoặc bị mắc kẹt giữa giường với đệm nếu đệm không khít với giường, có thể mắc kẹt giữa giường và tường, có thể rơi khỏi giường nếu không được bố mẹ quan sát cẩn thận. Ngoài ra, bé có thể ngủ ít hơn, thức giấc nhiều lần hơn khi ngủ chung với bố mẹ, nguy cơ bị bố mẹ nằm đè lên hoặc bị bố mẹ ép vào tường…

    Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra một vài khía cạnh hạn chế nữa khi cho bé ngủ chung với bố mẹ là bé có thể không có khả năng tự kiểm soát cơn giận dữ của mình và ít có khả năng để phát triển các bản sắc riêng của mình.

    Việc cho trẻ ngủ chung hay không tùy thuộc vào quan niệm, văn hóa từng gia đình

    Việc cho trẻ ngủ chung hay không tùy thuộc vào quan niệm, văn hóa từng gia đình

    Việc ngủ chung với trẻ hay không là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi. Tất nhiên, tùy thuộc vào từng đứa trẻ và môi trường nuôi dưỡng, mỗi bé sẽ có những sự khác biệt khác nhau. Với câu hỏi có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không, nhiều người đã tán thành là nên cho con ngủ chung nhưng phải kèm theo những điều kiện an toàn. Tuy nhiên, việc cho trẻ ngủ chung hay không còn tùy thuộc vào quan niệm và văn hóa của từng gia đình. Dựa vào những ưu, nhược điểm kể trên, Smee tin rằng bố mẹ sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất.

    Để không xảy ra rủi ro ngoài ý muốn, bố mẹ phải đảm bảo tư thế lý tưởng nhất cho bé khi ngủ là tư thế nằm ngửa. Và một nhiệm vụ quan trọng của bố mẹ là phải thường xuyên kiểm tra tư thế ngủ của con, phải luôn đảm bảo rằng đường thở của bé được thông thoáng. Ngoài ra, Smee cũng lưu ý bố mẹ không để quá nhiều các loại gối hay thú nhồi bông xung quanh, có thể khiến bé bị ngạt thở. Bên cạnh đó, nếu ba mẹ có hút thuốc hay uống rượu bia thì tuyệt đối không được ngủ chung với bé…

    Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm kiến thức về chăm sóc giấc ngủ của bé trên 1 tuổi tại đây.

     

    Bài viết liên quan

    Rèn bé tự ngủ theo EASY - mẹ nhàn con khoẻ

    Rèn bé tự ngủ theo EASY - mẹ nhàn con khoẻ

    Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, các bậc phụ huynh liên tục truyền tai nhau phương pháp rèn bé tự ngủ có tên EASY. Thực chất phương pháp này là gì mà lại được lòng nhiều ba mẹ như vậy? M...

    Bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ trên 1 tuổi

    Bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ trên 1 tuổi

    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ là thời điểm vàng để não tiết ra hormon tăng trưởng, kích thích sự phát triển của não bộ, thể chất và tinh thần của trẻ. Với...

    Trẻ trên 1 tuổi ngủ trưa bao lâu là đủ?

    Trẻ trên 1 tuổi ngủ trưa bao lâu là đủ?

    Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ cả về thể chất và trí tuệ.  Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ cần thời gian ngủ khác nhau. Khi trẻ càng lớn...